SỰ HỐI HẬN MUỘN MÀNG
Kính
thưa BGK !
kính thưa quý thầy
cô giáo !
Thưa toàn thể các
bạn học sinh !
( Nhạc không lời)
“Mối tình đầu
của tôi có gì?
Chỉ một cơn
mưa bay ngoài cửa lớp
Là áo người trắng
cả giấc ngủ mê
Là bài thơ cứ
còn hoài trong cặp
Giữa giờ chơi
mang đến lại mang về.”
Trong
“Chút tình đầu”, nhà thơ Đỗ Trung Quân viết về tình yêu tuổi học trò đầy thơ
mộng và trong sáng. Một mối tình thời còn ngồi ghế nhà trường có thể là kỉ niệm
tươi đẹp, cũng có thể là chút tiếc nuối về những lầm lỡ đầu đời. Vậy có nên yêu
ở tuổi học trò?
Tình yêu lứa tuổi học trò luôn làm người ta thầm ước, đó là tình
yêu trong sáng vui vẻ ẩn chứa sâu bên trong nó là tình bạn, sự đồng cảm sẻ chia
với nhau. Tuy nhiên tình yêu của lứa tuổi học trò cũng giống như con dao hai
lưỡi có thể giết chết con người ta khi nào mà không hay biết, nếu người trong
cuộc không biết điều chỉnh và ứng xử với tình yêu ấy thì nó sẽ trở nên tai hại
không thể lường trước được. Lứa tuổi học trò là lứa tuổi chưa đủ chín chắn để
suy nghĩ những điều hại cho bản thân và tương lai thì họ lại dễ đi sai đường,
đặc biệt với sự tò mò về tâm sinh lý giới tính của mình khiến cho các bạn dễ
mắc sai lầm. Rất nhiều bạn yêu ở lứa tuổi học trò phải từ bỏ con đường học tập
của mình để chăm lo cho cuộc sống gia đình quá sớm đó cũng là một trong những
nguyên nhân gây ra nạn tảo hôn. Những hệ
lụy do tảo hôn ở vùng miền núi đã và đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối
với chất lượng cuộc sống của chính những gia đình “trẻ con”, rộng hơn là của
cộng đồng dân cư khu vực đó.
Vậy
có nên yêu và bỏ học để lấy vợ lấy chồng
khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường hay không ? để trả lời câu hỏi này sau
đây tập thể lớp 9B gửi tới BGK, quý thầy cô giáo và các bạn học sinh vở nhạc
kịch “ Sự hối hận muộn màng”, em xin kính mời BGK, quý thầy cô giáo và các bạn
học sinh cùng thưởng thức.
Vở
kịch với sự tham gia diễn xuất của các bạn
-
Người dẫn chuyện : Tòng Thị Khánh Vân
-
HS nữ - Ngọc Mai : Mòng Thị Tươi
-
HS nam – Tuấn Duy : Lò Văn Thương
-
Bố Tuấn Duy : Hàng A So
-
Mẹ Tuấn Duy : Lậu Thị Chua
-
Cô giáo : Lò Thị Thành
-
Bạn cùng lớp với Ngọc Mai 1 : Lậu Bả
Chung
-
Bạn cùng lớp với Ngọc Mai 2 : Mòng Thị Lun
-
Bạn của Tuấn Duy : Vèn Văn Nghiệp, Lò Văn Hưng
-
Và một số diễn viên khác
Vở
nhạc kịch “ Sự hối hận muộn màng” xin phép được bắt đầu.
CẢNH 1 : SAU GIỜ TAN TRƯỜNG
( Mở nhạc )
- Dẫn chuyện : Câu
chuyện xảy ra ở cái bản nghèo có cách trung tâm huyện 30 Km, Ngọc Mai là cô bạn
học sinh lớp 9, là một cô bé xinh xắn, vui vẻ, thân thiện với mọi người. Ngọc
Mai cũng rất chăm chỉ học và luôn là một trong những học sinh tiêu biểu của
lớp, của trường. Ngọc Mai ước mơ sau này lớn lên làm công an và bạn ấy ngày đêm
ra sức học để mong muốn ước mơ đó sớm thành hiện thực. Nhưng thời gian gần đây
Ngọc Mai dường như sao nhãng việc học, hay ngồi suy tư, mơ mộng có lẽ bạn ý
đang có mối bận tâm nào đó chăng ? Người làm cho Ngọc Mai đang bận tâm suy nghĩ
là Tuấn Duy chàng trai 18 tuổi ở cùng bản đã bỏ học từ năm lớp 9 ở nhà đi làm
thuê. Dạo gần đây Tuấn Duy có theo đuổi và muốn Ngọc Mai nhận lời yêu mình.
-
Giờ tan trường : Ngọc Mai ( Mòng Tươi) ôm cặp thả bộ đi về
-
Tuấn Duy ( Thương) đi xe đạp ( trên giỏ xe là một bó hoa) theo sau Ngọc Mai.
-
Tuấn Duy : Quỳ xuống tặng hoa, tặng nhẫn cỏ.
-
Tuấn Duy, Ngọc Mai ngồi trên ghế tay cầm tay, Ngọc Mai dựa đầu vào vai Tuấn
Duy.
CẢNH 2 : ĐÒI LẤY VỢ
- Dẫn chuyện : ( nhạc
không lời) Tại nhà của Tuấn Duy, sau
khi Mai và Duy hứa hẹn sẽ lấy nhau. Duy trở về nhà nói với bố mẹ xin được cưới
vợ.
- Bố ( Hàng So), Mẹ ( Chua) đang ngồi uống ước.
Tuấn Duy làm hành động xin bố mẹ cho cưới vợ.
-
Bố, mẹ Tuấn Duy tức giận không đồng ý.
-
Tuấn Duy lấy nắm lá ngón trong túi ra dọa ăn lá ngón tự tử.
-
Bố mẹ tuấn Duy sợ con mình tự tử liền đồng ý cho Tuấn Duy cưới vợ.
- Dẫn chuyện : Sau khi bố mẹ của Tuấn Duy nói chuyện lúc đầu bố mẹ của Ngọc Mai
không đồng ý nhưng cả Tuấn Duy và Ngọc Mai lấy lá ngón ra dọa sẽ ăn lá ngón tự
tử nếu bố mẹ không đồng ý cho hai đứa lấy nhau. Cuối cùng cả hai gia đình phải
đồng ý tổ chức cưới. Việc đồng ý cưới
chồng cho con đồng nghĩa với việc Ngọc Mai sẽ phải nghỉ học giữa chừng. Ngay
từ khi thấy Mai có dấu hiệu học hành chểnh mảng cô giáo chủ nhiệm đã nhiều lần
khuyên bảo và sau này Ngọc Mai có nghỉ học để đi chơi với bạn Cô giáo và BGH
nhà trường cùng đại diện bên xã có đến động viên Mai đi học lại. Gia đình hứa
sẽ động viên Mai đi học đầy đủ, từ một học sinh có lực học khá Mai dần trở nên
học hành sa sút, điểm yếu kém xuất hiện nhiều hơn.
- Dẫn chuyện : Tại nhà
của Ngọc Mai sau khi biết việc gia đình Mai chuẩn bị làm đám cưới cho con, cô
giáo chủ nhiệm và các bạn học sinh trong lớp đến nhà Mai để khuyên bảo, động
viên Mai trở lại lớp học.
- Cô
giáo chủ nhiệm, hai bạn cùng lớp, bố mẹ Mai ngồi ở bàn uống nước.
-
Cô giáo chủ nhiệm nắm lấy tay Mai động viên, khuyên bảo, Mai lắc đầu tỏ ý không
muốn đi học nữa.
-
Các bạn cùng lớp : Cầm tay Mai động viên nhưng Mai lắc đầu tỏ ý không muốn quay
lại lớp học.
-
Bố mẹ Mai cầm tay cô giáo xin lỗi.
-
Cô giáo và các bạn hs ra về với vẻ mặt buồn.
CẢNH 3 :
ĐÁM CƯỚI VÀ CUỘC SỐNG CỦA ĐÔI VỢ CHỒNG “ TRẺ CON”.
- Tại nhà của Tuấn Duy là
tiếng nhạc xòe, nhạc nhảy của đám cưới, nhạc bài vợ người ta)
- Cảnh hai vợ chồng tình cảm
dựa vai nhau. ( nhạc : Em là của Anh, Em
là của riêng anh)
- Dẫn chuyện: Thời gian
đầu của cuộc sống vợ chồng trẻ con rất êm đềm, vui vẻ, cả hai chưa thấy vướng
bận gì nên cảm thấy cuộc sống đầy màu hồng rất lãng mạn. Hai vợ chồng chưa to
tiếng với nhau bao giờ.
- Dẫn chuyện : Nhưng
cuộc sống êm đềm chẳng được bao lâu khi cuộc sống gia đình có thêm thành viên
mới. Mai mang thai trong lứa tuổi chưa thành niên, khi cơ thể
chưa phát triển hoàn thiện. Mặt khác, do vẫn còn quá trẻ, nên thiếu hiểu
biết, thiếu kinh nghiệm và chưa sẵn sàng tâm lý để mang thai đã ảnh hưởng đến
sức khỏe, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi do đẻ non con của Mai sinh ra hay ốm yếu. Kinh tế khó khăn, Duy không có việc làm ổn
định chỉ trông chờ vào đồng tiền làm thuê dẫn đến cái đói nghèo cứ đeo bám. Duy
muốn xin đi làm công nhân ở dưới Hà Nội nhưng không đủ điều kiện làm hồ sơ xin
việc vì chưa có bằng tốt nghiệp THCS.
-
Cảnh Duy quần ống thấp ống cao tay xách
xô, vác xẻng làm thợ phụ hồ
( Nhạc : khi tôi sinh ra... con nhà nghèo... qua bao nhiêu năm....,
đời anh thợ xây, người làm thuê, nhạc không lời buồn)
- Dẫn chuyện ( nói trên nhạc nền không lời) : Cuộc sống của Mai và Duy
không còn màu hồng nữa mà thay vào đó là những trận cãi vã ngày càng nhiều. Duy
này càng chán nản khi bạn của Duy còn tung tăng
đi học thì Duy phải đi làm vất vả kiếm sống. Từ việc chán nản Duy đã bỏ
bê công việc và suốt ngày chỉ đi uống rượu và vui chơi với đám bạn trong bản.
- Cảnh nhà Mai :
Mai ôm con khóc, vẻ mặt đau khổ, buồn bã (
nhạc không lời buồn)
-
Cảnh Duy vui chơi, uống rượu nhảy nhót ở quán ... ( nhạc sàn)
-
Cảnh Mai đến quán gọi Duy về, Duy không về ( Mai kéo tay Duy, Duy hất tay Mai
ngã, Mai cố kéo tay Duy... Duy liền đánh Mai ( nhạc âm thanh đánh nhau)... Mai khóc... đi về.
-
Cảnh nhà Mai ( nhạc bài “ lời ru buồn”, “tôi tìm em”, nhạc không lời buồn) Mai ôm con khóc ( Dẫn chuyện : Mai ngồi đó với
tâm trạng đau khổ, khóc thương cho thân phận mình. Lúc này trong Mai cảm thấy
hối hận khi Mai đã yêu quá sớm bỏ lại
sau lưng mọi lời khuyên nhủ của thầy cô giáo và
các bạn trong lớp để đến hôm nay
Mai ngồi đây nuối tiếc quãng đời học sinh của mình. Mai khóc nước mắt mặn chát
rơi xuống đứa trẻ trên tay đang khóc vì đói. Hai hôm nay nhà Mai không còn một
đồng tiền nào để mua sữa cho con uống vì Mai sinh xong không có sữa nên phải
nuôi con bằng sữa ngoài. Đứa trẻ cứ khóc ngằn ngặt, tiếng khóc ấy như vết dao
cứa vào tâm can Mai cảm giác có tội với con làm Mai bật khóc to hơn, đôi vai
gầy run rẩy, thân hình nhỏ nhắn ấy run bần bật theo từng cơn nấc... lúc này Mai mới hiểu rằng chính bản thân Mai
đã gây nên bi kịch cho cuộc đời mình... Trong đầu Mai xuất hiện ý nghĩ giá như
mình đừng kết hôn quá sớm... giá như
mình nghe lời thầy cô và các bạn.... .
- Dẫn chuyện ( nói trên nền
nhạc không lời) : Cuộc sống của Mai ngày càng khổ
cực khi liên tiếp bị Duy đánh đập. Bố mẹ Mai
thương con quá nhiều lần can ngăn Duy không được. Bố mẹ Mai liền làm đơn
tố cáo Duy đánh vợ với cơ quan pháp luật
nhờ can thiệp. Nhưng từ việc giải quyết đơn tố cáo của gia đình Mai mà cơ quan
pháp luật đã phát hiện ra Duy và Mai lấy nhau khi chưa đủ tuổi kết hôn. Từ đây
bi kịch cuộc đời Mai không dừng ở đó mà Mai đang phải gánh chịu đó là việc Duy bị
khởi tố về tội “Giao cấu với trẻ em” Duy đã vi phạm điều 115, Bộ Luật Hình sự đó là giao
cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5
năm. Duy bị kết án 5 năm năm. Khi nghe Hội đồng xét xử tuyên án Duy ngã quỵ
xuống, phía bên ngoài con gái nhỏ vừa tròn 2 tháng tuổi khóc thét vì nóng và
khát sữa. Nhìn gương mặt buồn rười rượi của Mai tất cả mọi người đều thương
xót. Còn Mai, vì tình yêu đến quá sớm và lạc hướng nên mới xảy ra cơ sự, khiến
cuộc đời em buồn đau như vậy. Duy đi tù
rồi Mai biết phải làm sao để nuôi đứa con hay ốm yếu này, cuộc sống của Mai sẽ
ra sao khi tương lai mịt mờ phía trước, Mai khóc những giọt nước mắt hối hận
muộn màng ( nhạc “ Lấy chồng sớm làm gì”
).
- Dẫn chuyện ( nhạc không lời) : Kính thưa BGK, quý thầy
cô giáo và các bạn học sinh ! Vấn nạn
tảo hôn ở đồng bào dân tộc thiểu số đang là một thực trạng nhức nhối ở một số
địa phương. Điều này không những vi phạm pháp luật mà còn để lại những hệ luỵ
khó lường đối với cuộc sống của các cặp vợ chồng trẻ. Chính vì vậy, đây là một
tập tục lạc hậu cần phải loại bỏ trong đời sống xã hội hiện nay. Các bạn ạ chỉ
có thể bằng con đường giáo dục, con đường học tập mới mở ra các cửa sổ cơ hội
cho các bạn về nhiều mặt như: Sức khỏe, việc làm, cuộc sống, kinh tế… tạo lập
được nền tảng bền vững cho cuộc đời mỗi cá nhân cũng như sự phát triển của cả
xã hội. Tuy nhiên, một khi cánh cửa này đã khép lại thì các cửa sổ cơ hội khác
cũng sẽ bị thu hẹp hơn, đồng nghĩa với việc các bạn sẽ tất yếu bị đẩy đến một
tương lai mờ mịt hơn giống. Qua vở nhạc kịch trên chắc các bạn đã trả lời được
câu hỏi nên hay không nên yêu và bỏ học khi đang ngồi trên ghế nhà trường, tập
thể lớp 9B mong muốn rằng tất cả các bạn đừng ai rơi vào hoàn cảnh như Tuấn Duy
và Ngọc Mai. Tập thể lớp 9B muốn gửi gắm
đến tất cả các bạn học sinh thông điệp
No comments:
Post a Comment