Sunday, August 27, 2017

Dạy học theo ĐHPTNL học sinh tiết 63 văn 9





DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PTNL HỌC SINH MÔN NGỮ VĂN 9

Tiết 63 Tiếng Việt: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG  (Phần tiếng Việt)


     * Hoạt động 2: Thực hành làm các bài tập qua thi giải câu đố ( 36’)
   - Mục tiêu: Giúp học sinh áp dụng các kiến thức lý thuyết để giải các bài tập.
   - Nhiệm vụ: Học sinh thảo luận, giải các bài  tập thông qua hình ảnh, câu đố, vi deo, đóng vai theo tình huống.
  - Phương thức thực hiện: HĐ nhóm, dùng pháp DHTC phân tích video, hs trải nghiệm, sáng tạo qua việc đóng các tình huống giao tiếp.
  - Sản phẩm: Phiếu học tập có kết quả  thảo luận của các nhóm.
  - Tiến trình thực hiện:
1. Bài tập 1: Thi giải câu đố về các loại quả, tìm từ địa phương qua các hình ảnh.
 GV chiếu một số hình ảnh và câu đố về các sự vật  để học sinh tìm tên của các sự vật hiện tượng, tính chất, hoạt động… thông  không có tên gọi trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.

Hình 1: Quả gì tên gọi khác thường, Ngọt ngon lại bảo buồn thương riêng mình - Là quả gì?

Hình 2: Bảo trộm - oan Thị Kính, Mặt thì không nhẵn thín, Chĩu chịt hồng hồng, Mọc lông khắp mặt - Là quả gì?

Hình 3: Quả gì nghe tên lạ thế, Chữ đầu lúc nhỏ của tre, Chữ sau thì bị cụt tay mất rồi - Là quả gì?

GV gọi các nhóm lên trình bày kết quả.



Gv chiếu hình ảnh cho các tổ thi, để tìm hiểu các từ đồng âm mà đọc khác nghĩa qua các hình ảnh.
? Quan sát các hình ảnh và cho biết tên của các sự vật, trạng thái của các bức tranh sau?
GVNX phần thi của các tổ.


Friday, August 25, 2017

DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PTNL HỌC SINH MÔN NGỮ VĂN 9

MỘT TRONG CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PTNL 
HỌC SINH
TIẾT 131 : TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG ( NGỮ VĂN 9)

                              PHIẾU HỌC TẬP – NHÌN HÌNH ĐOÁN VĂN BẢN
     Quan sát các bức tranh và cho biết các bức tranh  nói đến văn bản nhật dụng nào mà các em đã học từ lớp 6 đến lớp 9 và xếp các văn bản thuộc các chủ đề sau :

     Di tích lịch sử, quan hệ giữa thiên nhiên và con người, danh lam thắng cảnh , giáo dục, văn hóa, vai trò của người phụ nữ, , tệ nạn thuốc lá, môi trường, quyền sống của con người, dân số và tương lai loài người, bảo vệ hòa bình chống chiến tranh, hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.






Wednesday, August 23, 2017

Hoạt động TNST trong Văn 9


MỘT TRONG CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  SÁNG TẠO TRONG TIẾT  " CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN"  TRONG MÔN 
NGỮ VĂN 9

Hoạt động 2: Thi dịch thơ, lời hát ru của dân tộc Thái (16 phút) 
 - Mục tiêu: Giúp học sinh biết thêm những bài hát ru của dân tộc Thái, biết dịch thơ, lời hát ru từ tiếng Thái sang tiếng phổ thông, điền thêm các từ còn thiếu vào bài thơ viết về quê hương. 
 - Nhiệm vụ: Học sinh dịch thơ, lời hát ru từ tiếng Thái sang tiếng phổ thông 
 - Phương thức thực hiện: GV phát phiếu học tập giao cho học sinh hoạt động theo nhóm . 
 - Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh 
 - Tiến trình thực hiện: 
 + GV phát phiếu học tập cho 4 nhóm- giao nhiệm vụ cho các nhóm. 
+ Các nhóm thảo luận, ghi chép kết quả vào phiếu học tập. lần lượt cử một đại diện lên dán kết quả trên bảng- đọc trước bản dịch sang tiếng phổ thông. 
+ Giáo viên NX bản dịch của nhóm, tuyên dương ( hoặc cho điểm) 
+ Nhận xét phần điền từ còn thiếu trong bài thơ ( kỹ thuật điền khuyết). 
GV Chiếu đáp án. 








Hoạt động 3: Thi bình tranh vẽ về đề tài “ quê hương em” (13 phút) 
 - Mục tiêu: Giúp học sinh phát triển thêm khả năng vẽ ( họa) về đề tài phong cảnh, học sinh biết kết hợp giữa vẽ và bình tranh. - Nhiệm vụ: Học sinh vẽ tranh, viết lời bình ( chuẩn bị ở nhà) - Phương thức thực hiện: GV giao cho học sinh hoạt động theo nhóm . - Sản phẩm: Tranh vẽ, lời bình. 
 - Tiến trình thực hiện:
+  GV yêu cầu các nhóm lên dán tranh và bình tranh. 
 + Các nhóm khác tiến hành nx
+ Giáo viên nx về ý thức tham gia của nhóm, chấm tranh, lời bình của nhóm - tuyên dương ( hoặc lấy điểm) của nhóm. 

Hoa ngoc lan



                            HOA NGỌC LAN
Góc phố nơi anh hẹn,cành ngọc lan xoã bóng mát Toả hương bát ngát Báo với em ngày cuối thu buồn Chờ anh bao lâu trông mong mỏi mòn mà chẳng thấy anh. Từ ngày nào anh mới quen em Vẫn cây ngọc lan,toả bóng mát và vẫn hương thơm Nơi ta đã hẹn,một nhành lan anh hái cho em Để mãi là,một chút hương ngày cuối thu.
 [ĐK:] Sẽ mãi mãi yêu anh là thế Và sẽ mãi mãi hương ngọc lan còn Còn trong giấc mơ Sẽ mãi mãi thương anh là thế Và sẽ mãi mãi vì trái tim em đã trao gửi anh Tình nồng như thoáng hương ngọc lan(dịu dàng)
 [Coda:] Hương lan bay xa một trưa cuối thu Thương anh, yêu anh góc phố nơi hẹn hò Mùi lan thơm ngát cùng gió Sẽ tiếc mãi nếu biết lúc chớm đông hoa thơm lụi tàn. Để gió mãi cuốn đi,để mãi bâng khuâng Bâng khuâng nơi anh hẹn với em.
                                                                ( Nhạc sĩ Anh Quân - Ca sĩ Mỹ Linh)


Sunday, August 13, 2017

SỬ DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG MÔN LỊCH SỬ 6

SỬ DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG MÔN LỊCH SỬ 6
KĨ THUẬT " HOÀN TẤT MỘT NHIỆM VỤ"

BÀI 10: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG
 KINH TẾ


Khi dạy bài Những chuyển biến trong đời sống kinh tế ( Lịch sử 6) có thể sử dụng kĩ thuật hoàn tất một nhiệm vụ để học sinh nắm chắc được kiến thức trong bài đặc biệt phải nhớ được hai phát minh quan trọng thời kì Văn Lang – Âu Lạc đó là phát minh ra thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước ra đời. Kĩ thuật này có thể dùng ở cuối tiết học.
Quy trình :
- GV đưa ra một câu chuyện/một vấn đề/một bức tranh/một thông điệp/... mới chỉ được giải quyết một phần và yêu cầu HS/nhóm HS hoàn tất nốt phần còn lại. Ở tiết này giáo viên đưa ra hai đoạn văn đã khuyết một số từ. ( phiếu học tập)
- Gv giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện ( có thể là cặp đôi, cá nhân, nhóm)
- HS/nhóm HS thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Gv gọi HS/ nhóm HS trình bày sản phẩm (kết quả).
- GV gọi hs NX, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi ( hoặc cho điểm).


Lưu ý: GV cần hướng dẫn HS cẩn thận và cụ thể để các em hiểu được nhiệm vụ của mình. Đây là một hoạt động tốt giúp các em đọc lại những tài liệu đã học hoặc đọc các tài liệu theo yêu cầu của giáo viên.

Bài thu hoạch bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp GV THCS hạng II

             BÀI THU HOẠCH
KHÓA BỒI DƯỠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP 
GIÁO VIÊN THCS HẠNG II
Câu hỏi :
     Từ những kiến thức đã học anh ( chị) rút ra những bài học để phát triển chuyên môn, phát triển đơn vị mình đang công tác.
                                            Trả lời :
     Sau khi tham gia khóa học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II em đã  được tiếp thu những kiến thức bổ ích từ các chuyên đề như :  các kiến thức về quản lý nhà nước, chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng XHCN, tổ chức hoạt động dạy học xây dựng và phát triển kế hoạch dạy học ở THCS, phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II, thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, giáo viên với công tác tư vấn học sinh. Trong các chuyên đề trên đều là những kiến thức bổ ích  phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ của bản thân mỗi giáo viên. Một trong các chuyên đề của khóa học đã giúp em hiểu sâu hơn và để áp dụng có hiệu quả trong hoạt động dạy học của bản thân đó là chuyên đề “ Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh” , đây cũng là chuyên đề mà các đơn vị trường học trong huyện em đã triển khai và đang thực hiện trong năm học 2016-2017.
        Hiện nay giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục.
Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công bước đầu. Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới việc việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh… chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ năng chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá còn nhiều hạn chế, chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá cả quá trình học tập. Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
Vì những lí do trên, em chọn chuyên đề : “ Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh” để làm bài thu hoạch  nhằm nâng cao chất lượng dạy học của bản thân.
Về nội dung chuyên đề gồm có những nội dung chính sau :
    1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
    Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệm năng lực được sử dụng như sau:
1. Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: mục tiêu dạy học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành
2.  Trong chương trình, những nội dung học tập và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực
3. Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn.
4. Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động và hành động dạy học về mặt phương pháp
5. Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình
huống..
  6. Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên biệt tạo thành nền tảng chung cho công việc giáo dục và dạy
   7. Mức độ phát triển năng lực có thể được xác định trong các tiêu chuẩn nghề; Đến một thời điểm nhất định nào đó, HS có thể / phải đạt được những gì?
Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người lao động, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó.
Năng lực của người học là khả năng làm chủ hệ thống tri thức, kĩ năng, thái độ... và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho họ trong cuộc sống.
 2. Dạy học theo tiếp cận trang bị kiến thức và dạy học theo định hướng phát triển năng lực.

Dạy học định hướng phát triển năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của người học.
   Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể.
     Dạy học theo tiếp cận trang bị kiến thức và dạy học theo định hướng phát triển năng lực : Năng lực trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông. Các năng lực chung: Năng lực tự chủ; Năng lực hợp tác; Năng lực sáng tạo. Các năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp; Năng lực tính toán; Năng lực Tin học; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất.
            3. Mô hình giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh gồm có :
    Thuyết kiến tạo : Con người chủ động tự xây dựng kiến thức cho bản thân. Người học kết nối thông tin mới với thông tin hiện tại để kiến thức mới có ý nghĩa với cá nhân người đó.Con người xây dựng kiến thức của riêng mình và thể hiện kiến thức từ trải nghiệm của mình. Mỗi người học tự xây dựng hiểu biết hợp lý mang tính cá nhân của riêng mình. Kiến thức được hình thành thông qua tương tác xã hội. Học tập không phải bị động thu nhận mà do người học chủ động kiến tạo thông qua trải nghiệm và suy ngẫm
     Phương pháp giảng dạy thuyết kiến tạo : Học tập tích cực, học bằng việc làm , lấy học sinh làm trung tâm, học tập qua vấn đề, học tập qua dự án, học tập qua trải nghiệm, học tập qua khám phá, học tập gợi mở, học tập theo nhóm.
     Dạy học phân hóa :  là một tiến trình dạy học vận dụng đa dạng các phương tiện, thiết bị giảng dạy và học tập cho phép học sinh có lứa tuổi khác nhau, nguồn gốc khác nhau, năng lực, kĩ năng khác nhau nhưng cùng tiến bộ và thành công trong học tập.
      Dạy học phân hóa, đó là :
     Tiến trình dạy học gồm đa dạng các phương tiện, thiết bị và phương pháp giảng dạy, học tập nhằm cho phép học sinh có các năng lực, kĩ năng, kiến thức, lứa tuổi, hành vi, thái độ khác nhau đều đạt đến mục tiêu chung của học tập, giáo dục nhưng bằng các con đường khác nhau.
     Sự huy động đa dạng và phong phú các phương pháp, hình thức dạy học sao cho sự học của học sinh được kích thích, được đa dạng để học sinh có thể làm việc, hoạt động, học tập theo lộ trình và phương pháp riêng đặc trưng cho bản thân nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu kiến thức, kĩ năng yêu cầu.
      Phá vỡ hình thức dạy học trực diện, giáo dục với giáo viên là chủ đạo, cả lớp chỉ học một cách, cùng một bài học cho tất cả học sinh.
      Tổ chức học tập, hoạt động, làm việc sao cho mỗi học sinh đều có tình huống học tập tối ưu.
       Dạy học tích hợp : Tập trung trên việc học của học sinh; Quan tâm đến sự khác biệt của các học sinh; Tích hợp kiểm tra, đánh giá việc dạy và học; Điều chỉnh nội dung, quá trình và sản phẩm học tập theo định hướng tăng hiệu quả học tập cho học sinh và phát huy được ưu điểm vàphong cách học tập của từng cá nhân; Xây dựng không khí học tập mà ở đó học sinh làm việc cởi mở và tôn trọng mọi người. Hợp tác với học sinh để tối đa hóa hiệu suất học tập. Hướng đến tối ưu hóa sự tiến bộ và thành công của cá nhân học sinh trong học tập; Luôn mềm dẻo, động viên tích cực với học sinh.
   Phương pháp bàn tay nặn bột : Dạy học khoa học dựa trên tìm tòi nghiên cứu
   Những nguyên tắc cơ bản của dạy học dựa trên cơ sở tìm tòi - nghiên cứu : Học sinh cần phải hiểu rõ câu hỏi đặt ra hay vấn đề trọng tâm của bài học;  Tự làm thí nghiệm là cốt lõi của việc tiếp thu kiến thức khoa học;  Tìm tòi nghiên cứu khoa học đòi hỏi học sinh nhiều kĩ năng. Một trong các kĩ năng cơ bản đó là thực hiện một quan sát có chủ đích; Học khoa học không chỉ là hành động với các đồ vật, dụng cụ thí nghiệm mà học sinh còn cần phải biết lập luận, trao đổi với các học sinh khác, biết viết cho mình và cho người khác hiểu; Dùng tài liệu khoa học để kết thúc quá trình tìm tòi - nghiên cứu; Khoa học là một công việc cần sự hợp tác.
      Dạy học theo trạm :  là cách thức tổ chức dạy học đặt dấu nhấn vào việc tổ chức nội dung dạy học thành từng nhiệm vụ nhận thức độc lập của các nhóm HS khác nhau. HS có thể thực hiện nhiệm vụ theo cặp, theo nhóm hoặc hoạt động cá nhân theo một thứ tự linh hoạt
    Bước 1: Lựa chọn nội dung hệ thống trạm học tập
    Bước 2: Xây dựng nội dung các trạm
    Bước 3. Tổ chức dạy học theo trạm
   Dạy học theo dự án :  là một hình thức dạy học, trong đó HS dưới sự điều khiển và giúp đỡ của GV tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được.
    Học tập trải nghiệm  :  là một cách học thông qua làm, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Kinh nghiệm đóng vai trò trung tâm trong quá trình học tập. Sự kết hợp đầy đủ các yếu tố trải nghiệm, tiếp thu, nhận thức và hành vi. Trải qua từ thế giới biểu tượng cụ thể đến kiến tạo trừu tượng tương tác giữa cá nhân và môi trường. Học tập được tiếp nhận tốt nhất trong quá trình, không phải ở kết quả. Học tập là quá trình liên lục khởi nguồn từ kinh nghiệm.
   Vấn đề dạy học gắn với phát triển năng lực học sinh đã được đề cập nhiều và đã được áp dụng ở nhiều trường học, nhiều cơ sở giáo dục. Tại đơn vị em đang công tác vấn đề này cũng hết sức được quan tâm và có những thuận lợi sau :  
  + Các hoạt động chuyên môn của nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ phía lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo.
             + Việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá được lãnh
đạo nhà trường quan tâm chỉ đạo thực hiện một cách tích cực, có hệ thống, bám sát chủ trương đổi mới nền giáo dục của Đảng và nhà nước. 
     + Đội ngũ giáo viên trẻ và có trình độ chuyên môn vững, được đào tạo
trên chuẩn và đã được tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn do Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức hàng năm. 
      + Các  tổ chuyên môn  tích cực trao đổi, thảo luận và soạn giảng, dự giờ rút kinh nghiệm cho đồng nghiệp.
     + Bản thân mỗi giáo viên luôn tích cực học tập, tìm hiểu và áp dụng các phương pháp kĩ thuật dạy học mới để áp dụng trong quá trình dạy học.
       Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ đồng nghiệp, em thấy việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát huy năng lực học sinh còn gặp phải nhiều khó khăn :
      + Về phía giáo viên : Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực còn chưa mang lại hiệu quả cao. Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức nhưng chủ yếu vẫn dựa vào một vài cá nhân học sinh tích cực tham gia, các thành viên còn lại còn dựa dẫm, ỉ lại chưa thực sự chủ động. Mục đích của thảo luận nhóm chưa đạt được tính dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, thói quen bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng để hình thành quan điểm cá nhân.Việc đổi mới phương pháp dạy học cũng không được  thực hiện một cách triệt để, vẫn còn nặng về phương pháp truyền thống truyền thụ một chiều. Để thực hiện phương pháp dạy học này người giáo viên cần mất nhiều thời gian hơn để chuẩn bị cho một tiết học nên việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cũng gặp khó khăn.  
   + Về phía học sinh: Học sinh  chủ yếu là học sinh vùng nông thôn nên việc tiếp cận và tìm tòi những thông tin thời sự phục vụ cho bài học còn hạn chế. Một số học sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa tích cực trong việc tìm tòi nghiên cứu bài học. Do đặc thù học sinh ở trường đa phần là học sinh người dân tộc Mông, Thái, Khơ Mú nên việc giao tiếp và khả năng nhận thức còn hạn chế, giao tiếp các em còn e dè, chưa tự tin, khả năng sử dụng vốn từ còn ít nên khi thảo luận nhóm các em còn chưa mạnh dạn… Một số học sinh chưa chăm học, thời gian dành cho việc học còn ít. Một số phụ huynh cũng chưa thực sự quan tâm đến việc học của con cái. Họ còn có suy nghĩ phó mặc cho nhà trường, “tất cả nhờ thầy”. 
    Nhiều nơi trong huyện chưa có điện, mạng, máy tính nên việc học sinh khai thác nguồn thông tin trên mạng để phục vụ cho bài học còn hạn chế.
     - Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học chưa đáp ứng tốt cho nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
     Từ chuyên đề : “ Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh” em đã được bồi dưỡng thêm các kiến thức về các phương pháp dạy học tích cực để sử dụng thành thục, nhuần nhuyễn trong quá trình dạy học như các phương pháp dạy học nhóm, dạy học theo trạm, bàn tay nặn bột, các kĩ thuật dạy học tích cực… dạy học theo trải nghiệm sáng tạo, dạy học tích hợp, liên môn….. các phương pháp này sẽ kích thích được mọi học sinh tích cực làm việc đặc biệt là những học sinh yếu bởi chính những học sinh này sẽ được giáo viên và các bạn cùng nhóm để ý đến nhiều hơn. Khi phát triển được các năng lực trong quá trình học tập tức là học sinh thấy rõ vai trò vị trí của mình, từ đó sẽ biết nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ, biết hành động vì người khác và đó chính là một cách để hoàn thiện nhân cách người học sinh.
       Để dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh có hiệu quả thì mỗi giáo viên phải tự học tự rèn luyện và phải học hỏi các đồng nghiệp khi tham gia dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm, tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn. Để khắc phục dần những khó khăn khi thực hiện việc dạy  học theo định hướng năng lực học sinh theo em cần làm một số việc sau :
      Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực bắt buộc cả giáo
viên và học sinh phải có sự chuẩn bị hết sức chu đáo, học sinh phải chủ động và
tích cực hợp tác trong mọi hoạt động.
       Yêu cầu giáo viên phải có sự thay đổi về quan điểm, về cách tiếp cận trong việc lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức tổ chức lớp học cũng như thay đổi cách đánh giá học sinh – dạy học gắn với phát triển năng lực. Muốn làm được điều đó trước hết người giáo viên phải có sự thay đổi trong cách tiếp cận, phải giúp cho học sinh làm chủ quá trình học tập. 
      Kết hợp tốt các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực. Xác định các phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn bên canh những phương pháp dạy học truyền thống cần chú ý các phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp trực quan, phương pháp làm việc theo nhóm, phương pháp đóng vai…
 Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và CNTT hợp lý hỗ trợ dạy học.         
Để ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy và học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, em có một số đề xuất, kiến nghị sau :
- Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo nhà trường tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Phòng giáo dục, nhà trường đầu tư, trang bị tốt hơn về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
            Như vậy qua khóa bồi dưỡng  chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II em thấy đây là một khóa học bổ ích cho mỗi cán bộ giáo viên tham gia học tập.
Mỗi cán bộ giáo viên đều học tập và tích lũy cho mình những kiến thức quý báu từ các chuyên đề và áp dụng trong quản lý nhà trường và trong công tác dạy học để ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo cho địa phương.





E-learning : Từ trái nghĩa ( văn 7)

E-learning : Từ trái nghĩa ( văn 7)




Friday, August 11, 2017

Kĩ thuật dạy học tích cực trong bài : Những chuyển biến trong đời sống kinh tế ( Sử 6)

SỬ DỤNG KĨ THUẬT PHÂN TÍCH VI DEO TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
Tiết 11 – bài 10 : NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ
( LỊCH SỬ 6)


   Hoạt động khởi động ( vào bài, giới thiệu bài) trong một tiết dạy học lịch sử có  vai trò rất lớn trong  dạy học như nó là  mở đường cho tiến trình dạy học, khái quát nội dung bài học, định hướng học sinh tiếp cận bài học rất nhiều cách giới thiệu bài như trích dẫn danh ngôn, kết hợp thực tế, nêu câu hỏi, sử dụng tranh ảnh minh họa, sử dụng máy chiếu video… một trong các cách giới thiệu bài tạo sinh động hấp dẫn đó là đó là sử dụng máy chiếu video ( dùng kĩ thuật phân tích video).
    Phim video có thể là một trong các phương tiện để truyền đạt nội dung bài học. Phim nên tương đối ngắn gọn. GV cần xem qua trước để đảm bảo là phim phù hợp để chiếu cho các em xem.
   Ví dụ : Trong tiết 11- bài 10 : Những chuyển biến trong đời sống kinh tế ( sử 6) sử dụng kĩ thuật phân tích video để định hướng học sinh tiếp cận bài  học ( trong bài học có nói đến thuật luyện kim ra đời và kim loại được sử dụng đầu tiên là đồng và thời kì này nghề nông trồng lúa nước ra đời => hai phát minh quan trọng của thời kì Văn Lang – Âu Lạc)
- Quy trình thực hiện:
    + Trước khi cho HS xem phim, hãy nêu một số câu hỏi thảo luận hoặc liệt kê các ý mà các em cần tập trung. Làm như vây sẽ giúp các em chú ý tốt hơn.




  - HS xem video





  - Sau khi xem phim video, yêu cầu HS làm việc một mình hoặc theo cặp và trả lời các câu hỏi  hoặc  viết  tóm tắt  những ý cơ bản  về nội dung phim đã xem.
- GV NX -> giới thiệu nội dung bài học.



Dấu ngoặc kép ( Văn 8)


Thursday, August 10, 2017

Bản thuyết minh bài dự thi E-learning

BẢN THUYẾT MINH BÀI DỰ THI
TIẾT 39- TIẾNG VIỆT: TỪ TRÁI NGHĨA
( Ngữ Văn 7- tập 1)

Giáo viên: 
Đơn vị công tác: 


1. Mở đầu.
 - slide 1:
 2. Giới thiệu bài.
  - Slide 2: GV: trước khi tìm hiểu bài mới, các em hãy làm bài tập sau:
 
3. Tên bài học.
 - Slide 3:
 GV: các em thân mến! Như vậy cặp từ nổichìm là cặp từ có ý nghĩa trái ngược nhau người ta gọi đó là cặp từ trái nghĩa, kiến thức này các em đã được học ở bậc tiểu học. Vậy để ôn lại những kiến thức như thế nào là từ trái nghĩa và sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng như thế nào trong văn bản và lời nói hàng ngày. Hôm nay cô cùng các em tìm hiểu:
                                   Tiết 39 – Tiếng Việt: Từ trái nghĩa.
 4. Mục tiêu bài học.
 - slide 4:
 1. Mục tiêu
a. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Khái niệm về từ trái nghĩa
- Thấy được tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong vb
b. Kĩ năng
- Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản.
- Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh
c. Thái độ
 Có ý thức sử dụng từ trái nghĩa trong nói viết có hiệu quả.
 5. Khái quát nội dung chính.
  - Side 5:
 
   GV : Các em thân mến! Bài học có ba nội dung các em sẽ được tương tác với một số bài tập, các bài tập các em sắp tìm hiểu sẽ ở sáu dạng: Dạng có một lựa chọn, các em kích chuột vào đáp án đúng, câu hỏi có nhiều lựa chọn các em có thể chọn nhiều đáp án mà em cho là đúng, với dạng bài tập ghép đôi các em sẽ ghép các yếu tố ở cột 1 với cột 2 để cho ra kết quả, dạng bài tập điền vào chỗ khuyết các em hãy kích chọn vào ô còn khuyết để tìm đáp án đúng, dạng bài tập đúng sai các em cần cân nhắc và chọn một trong hai đáp án, dạng bài tập trả lời ngắn các em quan sát hình ảnh và viết câu trả lời của mình vào khung.
6.  I. Thế nào là từ trái nghĩa.
    - Side 6:
Gv: Chúng ta cùng đi tìm hiểu nội dung thứ nhất của bài học I. Thế nào là từ trái nghĩa. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học về từ trái nghĩa các em hãy làm bài tập sau:
   - Side 7:

7. Xét hai bản dịch thơ.
 - Slide 8:
 GV: Để hiểu rõ hơn về từ trái nghĩa cô cùng các em đi xét hai bản dịch thơ trong bài “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” ( Lí Bạch) và bài “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” ( Hạ Tri Chương). Trong hai bài thơ này tác giả có sử dụng các cặp từ trái nghĩa, các em hãy tìm các cặp từ trái nghĩa bằng việc làm bài tập.
- Side 9:

8. Đáp án phản hồi.
 - Slide 10:
GV: - Như vậy các em đã xác định được ba cặp từ trái nghĩa dựa vào nội dung ý nghĩa của bài thơ.
 - Side 11:
   GV: Các em hãy xác định từ loại và nội dung biểu thị của các cặp từ trái nghĩa ở cột 1 và cột 2.
9. Kết luận – mở rộng kiến thức.
- Slide:12

   GV: các em thân mến! Các em vừa tìm hiểu bài tập 1,2,3 các em có thể hiểu từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau.
   - Sự trái ngược về nghĩa là dựa trên cơ sở, tiêu chí nhất định. Trên cơ sở, tiêu chí đó, các từ trái nghĩa nằm ở hai cực đối lập nhau, ví dụ:
 - Dài và ngắn là trái nghĩa về chiều dài.
 - cao và thấp là trái nghĩa về chiều cao.
 - Hiền và ác là trái nghĩa về tính cách.
 GV: Như vậy, khi xác định các cặp từ trái nghĩa các em cần phải dựa trên một cơ sở, một tiêu chí chung. Để xác định đúng được các cặp từ trái nghĩa theo tiêu chí chung. Các em làm cho cô bài tập sau:
 - Slide:13
 
  - Slide 14:
GV: “ lười” và “ xinh” không phải là cặp từ trái nghĩa. “ Lười” chỉ tính cách bên trong, “ xinh” chỉ hình thức bên ngoài. Như vậy lườixinh không cùng một tiêu chí.
- Slide 15:
  GV: Sau đây cô sẽ cung cấp cho các em một số hình ảnh trái ngược nhau, từ đó các em sẽ tìm được các cặp từ trái nghĩa tương ứng.
   Cao – Thấp
 - Slide 16:
 Kẻ khóc – người cười

 - Side 17:

     Mắt nhắm mắt mở

 - Slide 18:
 GV: Cô và các em cùng tìm hiểu tiếp nội dung bài tập 5.
 - Side 19:
- Slide 20:
 GV: các em thân mến! ở lớp 6 các em đã học bài “ Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Các em đã làm bài tập 5.1, 5.2 và biết được từ “ già” và từ “ chín” là từ nhiều nghĩa vậy chúng ta thấy rằng: “ Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau”. Ví dụ từ “ Lành”
 Lành: + ( vị thuốc lành) trái nghĩa với độc ( vị thuốc độc).
            + ( tính lành) trái nghĩa với dữ ( tính dữ)
             + (áo lành) trái nghĩa với rách ( áo rách)
              + ( bát lành) trái nghĩa với mẻ, vỡ ( bát mẻ, bát vỡ).
- Slide 21:
 GV: - Các cặp từ trái nghĩa thường có khả năng tổ hợp cú pháp giống nhau. Trong một cặp từ trái nghĩa, nếu từ này có thể tổ hợp với một từ nào đó thì từ kia cũng có thể tổ hợp với từ đó ví dụ:
 + Người cao – người thấp
 + Giá cao ( đắt) – giá hạ (rẻ)
 - Các em thân mến! Một số cặp từ trái nghĩa chỉ trái nghĩa trong một số văn cảnh cụ thể, thông qua cách hiểu bằng vốn sống và kinh nghiệm của người bản ngữ, ví dụ:
  + Ông nói , bà nói vịt
   + Đầu voi đuôi chuột.
 - Còn có cặp từ phủ định tuyệt đối, có tính chất phủ định lẫn nhau ví dụ: Sống – chết, chiến tranh- hòa bình... và cặp từ trái nghĩa tương đối, không phủ định lẫn nhau, ví dụ: yêu- ghét, cao- thấp
 10. Ghi nhớ 1:
 - Slide 22:

 GV: Các em thân mến! Các em đã tìm hiểu phần thứ nhất thế nào là từ trái nghĩa thông qua một số bài tập các em cần nắm chắc nội dung chính sau:
  - Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
  - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
 * Lưu ý: Khi xét các cặp từ trái nghĩa phải dựa trên một cơ sở, một tiêu chí chung.
11. II. Cách sử dụng từ trái nghĩa.
  - Slide: 23:
 GV: Các em đã biết được thế nào là từ trái nghĩa vậy sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng như thế nào chúng ta cùng đi tìm hiểu phần II. Cách sử dụng từ trái nghĩa.
 12. Tìm hiểu tác dụng của từ trái nghĩa
  - Side 24:
   GV: Các em đọc lại hai văn bản “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” và “ cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”, các cặp từ trái nghĩa có tác dụng gì.
 - Side 25:
- Slide 26:
 GV: Trong hai bài thơ tác giả sử dụng có hiệu quả về cặp từ trái nghĩa tạo phép đối trong câu thơ  khái quát quãng đời xa quê, nêu cảnh ngộ biệt li của tác giả, giúp cho câu thơ nhịp nhàng, cân xứng. Bộc lộ nỗi nhớ quê hương, tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ

  - Slide 27:
 GV : Từ trái nghĩa được sử dụng trong rất nhiều thành ngữ và nó tạo ra hình tượng tương phản để hiểu rõ hơn các em cùng làm bài tập sau.
 
 - - Slide 28 :
- Slide 29 :
  GV : Như vậy qua tìm hiểu bài tập 6,7,8 chúng ta có thể rút ra ghi nhớ :  Từ trái nghĩa được sử dụng trong các thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

 
13. Mở rộng nâng cao.
 - Side 30 :
 GV : Các em thân mến ! các nhà thơ, nhà văn thường sử dụng các cặp từ trái nghĩa để biểu đạt tư tưởng, tình cảm của nhà thơ như nhà thơ Tố Hữu viết :
Thiếu tất cả ta rất giàu dũng khí
Sống chẳng cúi đầu chết vẫn ung dung.
Giặc muốn ta nô lệ ta lại hoá anh hùng
Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo
 - Trong ca dao, tục ngữ thường sử dụng nhiều từ trái nghĩa ví dụ :
Dòng sông bên lở bên bồi
Bên lở thì đục bên bồi thì trong
  - Ngoài ra, người ta có thể lợi dụng hiện tượng từ trái nghĩa để chơi chữ, các em sẽ được tìm hiểu cụ thể hơn ở tiết sau.
14. Kết luận.
 - Slide 31 :
 GV : Như vậy các em đã đi tìm hiểu và nắm được khái niệm về từ trái nghĩa và cách sử dụng từ trái nghĩa. Khi sử dụng từ trái nghĩa thì sử dụng từ chính xác, tránh được sai sót do hiện tượng loại suy không đúng dắn. Có thể nói giá cao, giá hạ thì được trình độ cao đi đôi với trình độ thấp chứ không phải là trình độ hạ. Nếu chúng ta khéo sử sụng từ trái nghĩa thì sẽ làm cho lời ăn tiếng nói sinh động hơn, cuốn hút hơn.
 16. Luyện tập
 - Slide 32 : 
 GV : Chúng ta vừa đi tìm hiểu hai nội dung của bài học để khắc sâu kiến thức chúng ta cùng đi tìm hiểu phần III. Luyện tập.
   - Side 33 :
 GV :  Với bài tập 1 các em hãy đọc kĩ và làm ra giấy, sau đó đối chiếu với đáp án.

   - Side 34 :  Đáp án bài tập 1


   - Side 35 :   Bài tập 2.
   - Side 36 :   Bài tập 3.
   - Side 37 :  Điểm cho các bài tập.
   - Side 38 :  Bài tập 4 : Viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa.
GV : Về hình thức : yêu cầu các em viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ trái nghĩa.Về nội dung : Nói về tình cảm quê hương. Cô sẽ cung cấp cho các em một số hình ảnh về quê hương và dựa vào thực tế cuộc sống hàng ngày các em hãy viết đoạn văn theo yêu cầu.

 
17. Củng cố
 GV : Để củng cố các kiến thức lí thuyết cô mời các em làm bài tập củng cố đuổi hình bắt chữ . các em quan sát tranh và tìm các thành ngữ có sử dụng các cặp từ trái nghĩa tương ứng và viết kết quả vào khung.
- Side 39,40,41,42,43 : 
 + Đầu voi đuôi chuột
 + Lá lành đùm lá rách :
  - Lên voi xuống chó :


 - Ông nói bà nói vịt.

 + Xanh vỏ đỏ lòng

18. Lời kết.
 - Slide 44 :
 GV : Các em thân mến ! Qua bài học hôm nay các em cần nắm chắc các nội dung :
 - Thế nào là từ trái nghĩa ?
 - Sử dụng từ trái nghĩa như thế nào ?
 - Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì ?
 - Tìm các cặp từ trái nghĩa được sử dụng để tạo hiệu quả diễn đạt trong một số văn bản đã học
 - Đọc và chuẩn bị bài : Từ dồng âm
    Cô rất mong sau bài học này các em biết cách sử dụng từ trái nghĩa  vào lời nói, bài viết  để thêm sinh động. Cô chúc các em thành công !
 19. Lời chào.
 - Slide 45 :
20. Tài liệu tham khảo.
 - slide 46 :





Tiết 142 - Văn bản: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI ( dạy học theo PTNL HS)

  Ngày soạn:      /03/2019            Ngày giảng   9A:      /03/2019                                9B:      /03/...