Tuesday, April 10, 2018

Dạy học theo định hướng PTNL học sinh Văn 6 ( bài 23 - Mô hình trường học mới)

 Ngày soạn:     /03/2018
              Ngày dạy: 6D      /03/2018



TIẾT 102 - BÀI 23: LƯỢM
I. MỤC TIÊU
a. Kiến thức.
Trình bày được khái niệm, tác dụng và các kiểu của phép tu từ hoán dụ
Hiểu về thể thơ bốn chữ.
b. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng xác định phép tu từ hoán dụ trong thơ văn
- Biết cách vận dụng những hiểu biết về thể thơ bốn chữ vào thực hành xác định đặc điểm của thể thơ 4 chữ.
c. Thái độ.
- Có ý thức sử dụng hoán dụ trong nói và viết, yêu thích thể thơ bốn chữ.
d. Năng lực cần đạt
- Năng lực chung:
+ Năng lực học
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực hợp tác, chia sẻ.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực sử dụng tiếng Việt
+ Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
II. CHUẨN BỊ
           1. Giáo viên:
          - Nghiên cứu bài, soạn giảng.
          2. Học sinh:
          - Chuẩn bị bài.
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
         1. Các hoạt động đầu giờ
                 - Vào bài: (4’)
        + Chiếu hình ảnh : học sinh mặc áo trắng ( Y/c hs qs, đọc và suy nghĩ câu hỏi (1’))
         ? Quan sát hình ảnh cho biết từ áo trắng trong câu “ Áo trắng đến trường là chỉ ai ?
         HS : Học sinh.
        ? Tại sao người ta dùng từ áo trắng để chỉ học sinh ?
        HS : Đồng phục học sinh có màu trắng…. Có mối quan hệ gần gũi…
         GV: Từ áo trắng trong câu trên được sử dụng theo biện pháp tu từ hoán dụ vậy để hiểu được hoán dụ là gì, có mấy kiểu hoán dụ hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu. Trong bài 23 các em đã được học văn bản “ Lượm”  và biết được bài thơ được làm theo thể thơ bốn chữ vậy thể thơ 4 chữ có đặc điểm như ra sao cô trò chúng ta cùng đi tìm hiểu hai nội dung trên trong tiết học ngày hôm nay.
        2. Nội dung bài học.

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về phép hoán dụ ( 19’ )
- Mục tiêu: Trình bày được khái niệm, tác dụng và các kiểu của phép tu từ hoán dụ.

GV các em chú ý vào phần a- sgk/72

? Theo em hiểu đổ máu nghĩa là gì?




GV chiếu yêu cầu phần a. GV cho hs thảo luận cặp đôi, thời gian 3’
?Đọc khổ thơ và phần phân tích về cụm từ “ Huế đổ máu” trong bảng dưới đây cho biết ý kiến của em bằng cách chọn ô phù hợp?

GV gọi các cặp đôi trả lời. GVNX, – tuyên dương
? Cụm từ “Huế đổ máu” chính là biện pháp hoán dụ, Vậy em hiểu hoán dụ là gì? Hoán dụ có tác dụng như thế nào?
GV chốt KT.
( Y/c hs về nhà viết lại ở phần chú ý sgk/73)






GV các em hãy chú ý vào phần b – sgk/73 ( đọc thông tin phần chú ý).
GV chiếu yêu cầu cho học sinh thảo luận nhóm ( 4 nhóm), thời gian thảo luận ( 5’). Nhóm 1+ 2 : Câu a+b
Nhóm 3+4 : Câu c+d
  Hai nhóm cùng câu hỏi ưu tiên cho nhóm nào thảo luận xong trước sẽ lên dán kết quả, nhóm còn lại sẽ nhận xét bổ sung.
- GV trợ giúp các nhóm
( nếu cần).
- GV gọi các nhóm dán kết quả.
- GV y/c các nhóm quan sát các ví dụ trên màn chiếu, suy nghĩ 1’ để NX, bổ sung cho nhóm bạn - GV gọi các nhóm NX, bổ sung – GVNX, bổ sung.
GV chiếu KQ
- GV đánh giá kết quả của các nhóm – tuyên dương

- Cá nhân học sinh chú ý và tự đọc ví dụ.

- Từ đổ máu: Chỉ chiến tranh, chiến sự Š Vì từ đổ máu là dấu hiệu thường được dùng để chỉ sự hy sinh, mất mát trong chiến tranh nói chung.




- Cá nhân học sinh suy nghĩ, trao đổi với bạn ngồi bên, thống nhất câu trả lời.
* Dự kiến câu trả lời
+ Đáp án đúng 1 và 3
+ Đáp án sai: 2



- HS trả lời.


















- Các nhóm thảo luận, thống nhất  kết quả.
- Lên dán kết quả.
3. Phép hoán dụ.
a. Khái niệm.




























- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có  quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.       
b. Các kiểu hoán dụ










 Nhóm 1+2
Ví dụ
Từ ngữ diễn đạt thay cho đối tượng ( con người, sự vật...)
Kiểu hoán dụ
Tác dụng của cách diễn đạt
a.
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất ?
Khăn thương nhớ ai ?
Khăn vắt trên vai ?
               (Ca dao)


- Khăn: Người con gái

- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

- Diễn tả nỗi nhớ của người con gái đối với người bạn ( người yêu) mình khi xa nhau.
b.
Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh
                       ( Tố Hữu)

- Trái đất: Nhân loại

- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
- Những người sống trên trái đất luôn mãi nhớ ghi công ơn của Bác Hồ...

Nhóm 3+ 4:
Ví dụ
Từ ngữ diễn đạt thay cho đối tượng ( con người, sự vật...)
Kiểu hoán dụ
Tác dụng của cách diễn đạt
c.
 Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
   ( Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)

- Bàn tay ta: người lao động

- Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.

- Khẳng định và ngợi ca sức mạnh của người lao động.
d. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
       ( Ca dao

- Một cây: Số ít
- Ba cây: số nhiều

- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

- Tinh thần đoàn kết đồng lòng của con người.


? GV ở ví dụ a cụm từ “ Huế đổ máu”  sử dụng biện pháp hoán dụ, vậy đây là kiểu hoán dụ nào?
? ở ví dụ đầu tiết học “ Áo trắng đến trường” đây là câu sử dụng kiểu hoán dụ nào?

? Vậy qua tìm hiểu các ví dụ trên có mấy kiểu HD thường gặp?
GVNX – chốt KT
( GV có thể sử dụng luôn kết quả thảo luận của hs, có thể y/c hs về nhà ghi lại trong phần chú ý – sgk/73)



GV: Tiết trước các em đã học bài “ Lượm” biết được đây là bài thơ được làm theo thể thơ bốn chữ vậy thể thơ 4 chữ có đặc điểm gì, cô trò chúng ta cùng đi tìm hiểu phần 4.


- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.



- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.



- Có 4 kiểu HD



























Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp:
- Lấy một bộ phận để gọi  toàn thể.
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.








Hoạt động 4: Tìm hiểu thể thơ 4 chữ ( 16’  )
                - Mục tiêu: HS hiểu về thể thơ bốn chữ


GV y/c hs chú ý vào phần a-sgk/73

? – Xác định số tiếng/ dòng thơ.
- Nhịp thơ:
- Vần ( các từ hiệp vần với nhau):
(HĐ chung cả lớp)

GV chiếu VD
- Xác định nhịp thơ:
- Vần ( các từ hiệp vần với nhau):
Nghe vẻ nghe ve
Nghe nói ngược
Ngựa đua dưới nước
Tàu chạy trên bờ.

? Từ các ví dụ đã tìm hiểu trên, em hãy rút ra đặc điểm của thể thơ 4 chữ?
GVNX – chốt KT
( y/c hs để cách vở về nhà ghi ở phần đóng khung sgk/74)












GV y/c hs chú ý vào phần còn lại của mục b – sgk/74
GV chiếu ví dụ ( thêm một ví dụ)
Đọc các đoạn thơ sau và điền các nội dung theo bảng:
- Đoạn 1:
 “Mây lưng chừng hàng
  Về ngang lưng núi
 Ngàn cây nghiêm trang
 Mơ màng theo bụi”
(Xuân Diệu, Tiếng không lời)
- Đoạn 2:
 Nghé hành nghé hẹ
 Nghé chẳng theo mẹ
 Thì nghé theo đàn
 Nghé chớ đi càn
 Kẻ gian nó bắt..
             ( Đồng dao)
- Đoạn 3:
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú, cháu
Gặp nhau Hàng
          ( Tố Hữu, Lượm)
Đoạn 4:
Lưng mẹ còng rồi
Cau thì vẫn thẳng
Cau- ngọn xanh rờn
Mẹ - đầu bạc trắng
     ( Đỗ Trung Lai)
GV y/c hs thảo luận nhóm, 4 nhóm ( 5’)
- Nhóm 1: Đoạn 1
- Nhóm 2: Đoạn 2
- Nhóm 3: Đoạn 3
- Nhóm 4: Đoạn 4
GV quan sát, trợ giúp hs ( nếu cần)
GV yêu cầu các nhóm lên dán kết quả.
GV chữa kết quả của từng nhóm ( gọi các nhóm NX, bổ sung bài làm của nhóm bạn).
GV chiếu KQ
GVNX – đánh giá – tuyên dương.





- Số tiếng: 4 tiếng/dòng
- Nhịp thơ: 2/2
- Vần: choắt – thoắt ( vần chân, vần cách).




- Hs suy nghĩ, trả lời.


- Nhịp 2/2
- vần lưng (ve – vè), vần liền, vần chân ( ngược- nước), vần liền.

- Hs trả lời.



















- Chú ý mục b, màn chiếu.
































- Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả, trình bày.













4. Thể thơ 4 chữ.
a. Đặc điểm























- Thể thơ bốn chữ là thể thơ mà mỗi câu thơ có 4 tiếng, nhịp phổ biến là nhịp 2/2, có vần chân và vần lưng xen kẽ, gieo vần liền hay vần cách.
- Vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ, vần chân là vần được gieo ở cuối dòng thơ.
- Vần liền là vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ. Vần cách là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ.
b. Bài tập

Đoạn thơ
Nhịp
Vần chân
Vần lưng
Vần liền
Vần cách
Đoạn 1
2/2
hàng – trang
núi – bụi
chừng – lưng
hàng – ngang
trang - màng
chừng – lưng
hàng – ngang
trang - màng
hàng – trang
núi – bụi
Đoạn 2



2/2
hẹ - mẹ
đàn - càn
càn - gian
hẹ - mẹ
đàn – càn
càn - gian

Đoạn 3
2/2
máu – cháu
về - bè
cháu - nhau
cháu - nhau
máu – cháu
về - bè
Đoạn 4
2/2
thẳng – trắng


thẳng – trắng

Hoạt động 3: Kiểm tra, đánh giá ( 4’)

GV chiếu  bài tập
Câu 1: Chọn từ, cụm từ thích hợp như : gợi hình,  quan hệ gần gũi, gợi cảm  điền vào chỗ (…..) trong các câu sau :
 Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng khái niệm khác có ……………với nó nhằm tăng sức………………… cho sự diễn đạt.
Câu 2: Hoán dụ có mấy kiểu thường gặp?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 3: Tìm những chữ cùng vần với nhau trong đoạn thơ sau:
Tình bạn chúng ta
Như vạn lời ca
Ca vang ca mãi
Trên bầu trời xanh
GVNX – đánh giá – tuyên dương ( cho điểm)


- Học sinh suy nghĩ, lựa chọn đáp án.

  3. Hướng dẫn học sinh tự học ( 2’)
  - Học thuộc bài
  - Làm bài tập: So sánh sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ
  - Tập làm một bài thơ ( khổ thơ) 4 chữ.
  - Tiết 4 của bài tìm hiểu phần C,D,E sgk/75
  - Làm bài tập 1 phần C hoạt động luyện tập – sgk/75: Tưởng tượng mình là người kể chuyện trong bài thơ, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) miêu tả lại chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm, đồng thời thể hiện cảm nghĩ của em về nhân vật.


  

No comments:

Post a Comment

Tiết 142 - Văn bản: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI ( dạy học theo PTNL HS)

  Ngày soạn:      /03/2019            Ngày giảng   9A:      /03/2019                                9B:      /03/...