Thursday, August 10, 2017

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Sân khấu hóa truyện ngắn " Chiếc lược ngà"

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
SÂN KHẤU HÓA TRUYỆN NGẮN “ CHIẾC LƯỢC NGÀ” ( Nguyễn Quang Sáng)
 - Dẫn chuyện: Các bạn! Mỗi lần nhìn thấy cây lược ngà nhỏ ấy là mỗi lần tôi băn khoăn và ngậm ngùi. Trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết baonhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ, tôi bị xúc động như lần ấy. Trong những ngày hoà bình vừa lập lại, tôi cùng về thăm quê với một người bạn. Nhà chúng tôi ở cạnh nhau gần vàm kinh nhỏ đổ ra sông Cửu Long. Chúng tôi cùng thoát ly đi kháng chiến, đầu năm 1946, sau khi tỉnh nhà bị chiếm. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi. Anh thứ sáu và cũng tên là Sáu. Suốt mấy năm kháng chiến, chị Sáu có đến thăm anh mấy lần. Lần nào anh cũng bảo chị đưa con đến. Nhưng cái cảnh đi thăm chồng ở chiến trường miền Đông không đơn giản. Chị không dám đưa con qua rừng. Nghe chị nói có lý anh không trách được. Anh chỉ thấy con qua
tấm ảnh nhỏ thôi. Đến lúc được về, cái tình người cha cứ nôn nao trong người
anh. Xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần
đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán
biết là con, không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô
chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với.
Cảnh 1 : Bên bến sông
 - Anh Sáu, bác Ba ( đi vào)  nhìn thấy Thu đang ngồi chơi chuyền :
   Anh Sáu :
   - Thu! Con.
 (Bé thu giật mình, nhìn anh Sáu ngạc nhiên)
   Anh sáu ( đưa hai tay về phía trước, giọng lặp bặp):
  - Ba đây con!
  - Ba đây con !
( Bé thu tròn mắt, ngạc nhiên và chạy lại chố mẹ ( mẹ bé Thu đi vào))
 Mẹ bé thu :
 -  Mình về rồi đấy à?
Anh sáu:
-  Mình ! mình và bé Thu có khỏe không?
 Mẹ bé thu :
- Em và con vẫn khỏe ( nhìn sang Thu)  Thu, đây là ba con ( Thu chạy đi)
- Thôi để từ từ em giải thích cho con hiểu, đã muộn rồi mình và anh ba về nhà nghỉ
- Dẫn chuyện : Đêm nó không cho anh ngủ với chị. Con bé tính khí thật không vừa, nó tuột xuống giường, đứng dưới đất chồm lên, nắm tay anh kéo ra. Kéo không được, nó kê miệng cắn. Cho đến ngày đi, tay anh vẫn còn hằn sâu những dấu răng của con. Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về con bé càng đẩy ra. Anh mong được nghe một tiếng "ba" của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. lại
                                Cảnh 2 : Trong bữa cơm tại nhà anh Sáu
Mẹ bé thu  ( mẹ bé Thu , bé Thu, bác Ba đang ngồi bên mâm cơm)
 - Thu, con kêu ba vào ăn cơm đi
Bé Thu :
- Thì má cứ kêu đi.
Mẹ bé thu :
 - Con hư mẹ đánh đòn bây giờ
Bé Thu :
- Vô ăn cơm!
         ( Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe)
Bé Thu :
- Cơm chín rồi!
                (Anh  Sáu không quay lại.)
Bé Thu  ( giọng bực dọc, quay lại nói với mẹ)
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.
 ( Anh Sáu  quay lại nhìn con vừa khẽ lắc đầu vừa cười và đến ngồi bên mâm cơm)
( Anh Sáu:  gắp một cái trứng cá to vàng để vào cái chén bé Thu.)
 - Bé Thu : Cầm đũa hất cái trứng cá ra
( Anh Sáu vung tay đánh vào người bé Thu và hét lên ) :
- Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?
   ( Bé Thu ngồi im đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm.)
        - Dẫn chuyện : Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói  cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Nó sang qua nhà ngoại, méc với ngoại và khóc ở bên ấy - chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không về.
                           Cảnh 3 : Cuộc chia tay
  - Dẫn chuyện: Ngày mai anh Sáu phải đi, đó là đêm cuối cùng của hai anh chị, chị cũng không muốn bắt nó về.  Sáng hôm sau, bà con bên nội, bên ngoại đến rất đông - Cả con bé cũng theo ngoại nó về. Anh Sáu phải lo tiếp khách, anh như không chú ý đến con nữa.
      Còn chị Sáu thì lo chuẩn bị đồ đạc cho chồng, chị lo xếp từng chiếc áo, gói
ghém đồ đạc vụn vặt vào cái túi nhỏ, chị cứ lúi húi bên chiếc ba lô. Con bé như
bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người đang
vây quanh ba nó. Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay
nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt
ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như
không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác,
không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa.
        Anh Sáu ( đưa mắt nhìn con với ánh mắt trìu mến):
   - Thôi! Ba đi nghe con!
 - Bé Thu (  kêu thét lên): 
  - Ba... a... a... ba!
   - Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
  (  Bé thu ôm chầm lấy ba và khóc)
    Bà bé Thu ( đến gần hai cha con) :
 - Bà đã tìm hiểu được vì sao nókhông chịu nhận ba nó. Bé Thu bảo Ba không giống, cái hình ba chụp với má và mặt ba  không có cái thẹo trên mặt như vậy. Thì ra  nó không nhận ba nó vì là cái vết thẹo, và bà nó cho biết, ba nó đi đánh Tây bị Tây bắn bị thương.
 Anh Sáu :
-Ba đi rồi ba về với con.
- Bé Thu
-Không!
- Mẹ bé Thu:
-Thu! Để ba con đi. Thống nhất rồi ba con về.
    Bà bé Thu ( vừa vuốt tóc nó vừa dỗ) :
- Cháu của ngoại giỏi lắm mà! Cháu để ba cháu đi rồi ba sẽ mua về cho cháu
một cây lược.
- Bé Thu ( giọng mếu máo):
- Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!
 ( mở nhạc bài : tình cha)
- Dẫn chuyện :  Sau đó hai chúng tôi trở lại miền Đông. Chúng tôi là cán bộ đoàn thể, chúng tôi không đi tập kết. Từ năm năm mươi tư đến năm mươi tám, năm mươi chín và những năm khó khăn, các bạn đã biết rồi. Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi ly của Mỹ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỷ mỉ và cố công như người thợ bạc. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sóng lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn
mẩn khắc từng nét: "Yêu nhớ tặng Thu, con của ba". Cây lược ngà ấychưa chải
được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh.
Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy
cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có
cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy
ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám, năm đó ta chưa võ trang - trong một trận
càn lớn của quân Mỹ - ngụy, anh Sáu bị hy sinh. Anh bị viên đạn của máy bay
Mỹ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại
điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào
túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả
lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi
mắt của anh. - Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu. Tôi cúi xuống nhìn anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.
 - Dẫn chuyện:
   Kính thưa cô giáo và các bạn !
   Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công khi xây dựng tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu. Đọc thiên truyện, người đọc hẳn đã có lần rơi lệ vì cảm động. Và còn vì thấy trong đó thấp thoáng đâu đây bóng dáng bản thân, của người cha thân yêu của mình nữa. Tình phụ tử đó chính là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cõi đời này. Và bởi thế, đọc "Chiếc lược ngà" để ta trân trọng hơn những người thân yêu ruột thịt quanh mình, trân trọng hơn những tình cảm sâu sắc ta đang được nhận. Và hơn hết, đọc thiên truyện ngắn này, ta biết yêu thương, sẻ chia và sống xứng đáng với những đấng sinh thành của bản thân.
Không chỉ gợi những tình cảm trong sáng, cao quý, "Chiếc lược ngà" còn mang đến cho người đọc những bài học nhân sinh đầy nhân ái. Và vì thế, đây thực sự là một thiên truyện hay trong hành trang của những người Việt trẻ!
  Với vở kịch trên của các bạn hs đã chuyển tải một phần nào đó nội dung câu chuyện và tình cảm cha con trong thời kì chiến tranh. Xin cảm ơn cô giáo và các bạn hs đã chú ý xem kịch. Xin chân thành cảm ơn !

3 comments:

Tiết 142 - Văn bản: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI ( dạy học theo PTNL HS)

  Ngày soạn:      /03/2019            Ngày giảng   9A:      /03/2019                                9B:      /03/...