Thursday, April 26, 2018

Đề kiểm tra HK II lịch sử 8 theo hướng PTNL học sinh ( có câu hỏi liên hệ thực tế

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN: LỊCH SỬ 8
 NĂM HỌC 2017 – 2018

Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1.Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ 1858-1884
- Biết được năm thực dân Pháp mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam.
- Biết được lực lượng liên quân với Pháp để nổ súng xâm lược nước ta.
- Biết sự kiện chấm dứt sự tồn tại của triều đình nhà Nguyễn.
Trình bày được
những điểm chính của Hiệp ước Hác- măng và Pa- tơ -nốt (1883-1884)







Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
3
1,5
 15 %
1
2
20%






4
3,5
35 %
2.Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX.
- Biết  lãnh đạo  của các cuộc khởi nghĩa.

- Giải thích được lí do khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương


- Nhận xét, đánh giá được trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp.
- Rút ra bài học lịch sử trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay.

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
1,5
15 %


1
3
30 %



1
2
20%
4
6,5
65 %
Tổng số câu
TSĐ
Tỉ lệ %


5
3
30 %
1
2
20 %

1
3
30 %



1
2
20%
8
10
100 %

UBND HUYỆN SỐP CỘP 
TRƯỜNG PTDTBT THCS
NÀ KHOANG
 


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN: LỊCH SỬ 8
 NĂM HỌC 2017 – 2018
(Thời gian làm bài: 45 phút không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM  (3 điểm)
     Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
Câu 1:  Thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược nước ta vào năm:
A. 1/ 8/ 1857                        B. 1/ 8/ 1958                   C. 31/ 8/ 1858.       D. 1/ 9/1858
Câu 2: Thực dân Pháp đã liên kết với lực lượng nào để nổ súng xâm lược nước ta?
A. Giáo dân ở Đà Nẵng                  B. Liên quân với Tây Ban Nha
C. Liên quân với Hà Lan                C. Các tôn giáo, đảng phái
Câu 3:  Sự kiện đánh dấu chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách   là một quốc gia độc lập.
A. Quân Pháp tiến đánh và chiếm được Thuận An.          
B. Vua Tự Đức qua đời.             
C. Triều đình Nguyễn Kí Hiệp ước Hác - măng và Pa- tơ- nốt.  
D. Quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai 
   Câu 4: Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Ba Đình ( 1886-1887) là
A . Phạm Bành và Đinh Công Tráng            B. Phạm Bành và Đinh Công Trứ
C. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.             D. Nguyễn Thiện Thuật và Đinh Gia Quế
 Câu 5. Đọc kĩ bảng sau rồi nối hai kí hiệu đứng đầu mỗi câu sao cho thích hợp.
         Tên cuộc khởi nghĩa
Lãnh đạo
Kết quả nối
A. Khởi nghĩa Ba Đình
1. Phan Đình Phùng  và Cao Thắng
A……
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy
2. Phạm Bành và Đinh Công Tráng
B……
C. Khởi nghĩa Hương Khê
3. Hoàng Hoa Thám
C…..
D. Khởi nghĩa Yên Thế
4. Nguyễn Thiện Thuật
D…..
II. TỰ LUẬN.   (7 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm):
     Trình bày những điểm chính của Hiệp ước Hac măng và Pa tơ nốt (1883-1884)
Câu 2 ( 3 điểm) :  Vì sao nói : Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương ?
Câu 3 (2 điểm) : Từ việc triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp các hiệp ước (hiệp ước Nhâm tuất ( 5-6-1862), hiệp ước Giáp tuất ( 15-3-1874), hiệp ước Hác- măng ( 25-8-1883), hiệp ước Pa-tơ-nốt ( 6-6-1884) ),  em có ý kiến gì về  trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp từ đó rút ra bài học gì trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền của tổ quốc hiện nay ?


HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN: LỊCH SỬ 8
NĂM HỌC 2017 – 2018
         
I. TRẮC NGHIỆM  ( 3 điểm)
     Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
      Đúng mỗi câu được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
Đáp án
D
B
C
A
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5

  Câu 5. Đọc kĩ  bảng sau rồi nối hai kí hiệu đứng đầu mỗi câu cho thích hợp. (1 điểm)
      Nối đúng mỗi cặp được 0,25 điểm
Kết quả nối :         A….2               B…..4                   C…..1                D….3
II. TỰ LUẬN  (7 điểm)
Câu
Đáp án
Biểu điểm
  Câu 1 
 (2 điểm)

- Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì. Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế.

0.5


- Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.
0,5
- Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm .
0,5
- Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.
0,5
Câu 2.
(3 điểm).

    Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì :
- Khởi nghĩa diễn ra với quy mô lớn, phân bố trên địa bàn nhiều tỉnh : Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.



0,5
- Trình độ tổ chức cao : nghĩa quân được chia thành 15 quân thứ ( đơn vị), mỗi quân thứ có vài trăm người, được chỉ huy thống nhất. Giữa các quân thứ có sự phối hợp khá chặt chẽ.
1,0
- Nghĩa quân biết sử dụng phương pháp tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong cách đánh địch : chế tạo được súng trường theo mẫu của Pháp, dựa vào vùng núi hiểm trở, sự chỉ huy thống nhất nghĩa quân đẩy lui nhiều cuộc càn quét của địch.

1,5
Câu 3
 * Trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp  ( học sinh đánh giá  theo ý kiến của cá nhân)
- Gợi ý:
+ Việc triều đình nhà Nguyễn kí kết các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp cho thấy nhà Nguyễn vẫn giữ chính sách bảo thủ, nhu nhược, không thể theo nguyện vọng của nhân dân kí kết các hiệp định có lợi cho Pháp, yếu kém trong nhận định, từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp, vì lợi ích riêng của triều đình nên đã phản bội lợi ích của dân tộc, tư tưởng hoang mang giao động sợ thực dân Pháp, không tin tưởng vào khả năng kháng chiến của nhân dân,...
* Rút ra bài học trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền của tổ quốc hiện nay
- HS tự rút ra bài học, ví dụ :
+  Không hoang mang giao động trước các thế lực thù địch, tư tưởng bảo vệ độc lập bảo vệ chủ quyền vững vàng.
+ Mọi việc làm đều vì lợi ích của nhân dân vì lợi ích chung của dân tộc, tin tưởng vào khả năng của quần chúng nhân dân, có tinh thần đoàn kết...
1,0

















1,0


Wednesday, April 11, 2018

Tiết 126 - Mây và sóng ( dạy theo ĐHPTNL HS)















Tiết 104 - Cô Tô - dạy học theo ĐHPTNL HS












Kịch bản diễn đàn điều em muốn nói


KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHÓA
ĐIỀU EM MUỐN NÓI VỀ VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG


 I. Ổn định tổ chức
II. Nội dung
1. Mở đầu
-   Lò Tuyết
          Xin nhiệt liệt chào mừng quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và các bạn học sinh về tham dự buổi ngoại khóa Điều em muốn nói – Văn hóa học đường”  ngày hôm nay
- Lò Tuyết:
          Lời đầu tiên  em xin gửi tới quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và các bạn học sinh lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất.
- Lò Tuyết :
          Chúng em xin được bày tỏ tình cảm và lòng mến khách tới các quý vị đại biểu các thầy cô bằng một số tiết mục văn nghệ do các bạn học sinh biểu diễn với các ca khúc, điệu múa:
          1. ..........................................................– Do các bạn HS lớp .... biểu diễn
          2……………………………………………….
- Lò Tuyết:
          Vâng! Xin cảm ơn các tiết mục văn nghệ đã đem đến cho buổi ngoại khoá của chúng ta một không khí thật vui tươi, một lần nữa xin quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và các bạn học sinh hãy dành một tràng pháo tay thật lớn để cảm ơn đội văn nghệ của chúng ta.
- Lò Tuyết:
   Kính thưa: - Qúy vị đại biểu
                    - Quý thầy cô giáo
                    - Cùng toàn thể các em học sinh thân mến!
          Giáo dục kỹ năng sống  là những nội dung giáo dục quan trọng nhằm thực hiện một nền giáo dục toàn diện có chất lượng. Giáo dục kĩ năng sống nhằm trang bị cho các em  học sinh kiến thức cũng như kỹ năng giải quyết một cách chủ động, tích cực và hiệu quả nhất các tình huống, yêu cầu của cuộc sống khi gặp phải. Giúp cho học sinh có cơ hội tiếp xúc, cảm giác, cảm nhận, trải nghiệm trước những hiện tượng, sự vật, sự việc đã và đang diễn ra trong tự nhiên, cũng như trong cuộc sống xã hội.Từ đó học sinh có hiểu biết nhất định về những hiện tượng, sự vật, sự việc đó. Một khi kiến thức, hiểu biết xã hội, kỹ năng vận động được thầy cô truyền thụ thông qua con đường giáo dục và các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp học sinh tích cực, tự giác biến nó thành “chất” của mình, học sinh sẽ biết tự điều chỉnh được những hành vi của mình sao cho đúng đắn, và phù hợp với phạm trù đạo đức, biết thích nghi với cuộc sống hiện tại, biết chăm sóc và bảo vệ bản thân, biết nhận xét đúng sai và bảo vệ lẽ phải. Góp phần định hướng tương lai cho chính bản thân học sinh, cho gia đình và xã hội. Đó cũng chính là lí do trường PTDT BT THCS Nà Khoang tổ chức buổi ngoại khóa “ Điều em muốn nói – Văn hóa học đường”  ngày hôm nay.
  Về tham dự buổi tổ chức hoạt động hôm nay, em xin trân trọng giới thiệu:
 1).....................................................................
 2)......................................................................
  - Lò Tuyết:
          Chúc các bạn học sinh trong nhà trường tham gia buổi ngoại khóa một cách vui vẻ nhất, thoải mái nhất và thu nhận được cho chính bản thân mình những điều bổ ích nhất. Chúc buổi ngoại khóa Điều em muốn nói – Văn hóa học đường”  thành công tốt đẹp!
          2. Nội dung
KHỐI 6
- Lò Tuyết:  
          Vâng chúng em xin cảm ơn tình cảm đặc biệt của  các thầy giáo, cô giáo đã dành cho chúng em! Chúng em xin chân thành cảm ơn.
          Các bạn ơi ! Và bây giờ sân chơi này là của chúng ta! Điều em muốn nói! Điều chúng ta muốn nói! Với tất cả các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo.
- Lò Tuyết :
          Trước tiên chúng ta nên dành sự ưu ái hơn tới các em HS khối 6. Bởi lẽ các em mới bước vào mái trường THCS còn khá nhiều bỡ ngỡ. Hãy để các em được nói lên nguyện vọng của mình với chính mình. Vâng chúng ta sẽ đến với chia sẻ đầu tiên của một bạn học sinh lớp 6A! Xin mời bạn.............. đến từ lớp 6A tham gia Điều em muốn nói  với chủ đề : Ứng xử nơi công cộng. Vâng xin mời bạn............. lên chia sẻ những suy nghĩ của mình. Xin quý vị đại biểu các thầy giáo cô giáo, các bạn học sinh cổ vũ cho bạn......... một tràng pháo tay giòn giã.
-  Lò Tuyết:
          Xin cảm ơn những chia sẻ của bạn ........... Để tìm hiểu cụ thể hơn về chủ đề “ ứng xử nơi công cộng” mà bạn.............. HS lớp 6A đã chia sẻ, sau đây mời các bạn tham gia chia sẻ và trả lời các câu hỏi sau:
       Câu 1 : Theo bạn thái độ quan trọng nhất trong giao tiếp là gì?”

  * Dự kiến câu trả lời :  - Nhã nhặn, nhẹ nhàng trong lời nói và cử chỉ, nhiệt tình, lịch sự, tôn trọng mọi người, không phân biệt đối xử, chu đáo, cởi Mở, gần gũi, thân thiện....


  Câu 2 : Các bạn làm gì khi giao tiếp để bản thân mình là hình ảnh đẹp trong mắt bạn bè?
 Trả lời :  Biết cười, biết quan tâm, chia sẻ, lắng nghe…
     Câu 3 : Em hiểu thế nào là ứng xử có văn hóa? Những biểu hiện của ứng xử có văn hóa?
 * Dự kiến câu trả lời:  Là hành vi ứng xử đúng mực, luôn nhã nhặn lịch thiệp, kính trên nhường dưới,...
- Một số biểu hiện của ứng xử có văn hóa:  Biết chào hỏi và lễ phép với thầy cô, chan hòa với bạn bè, yêu thương, gúp đỡ bố mẹ, biết cảm ơn khi nhận được gì đó từ người khác, biết xin lỗi khi sai...
Câu 4 : Cho biết một số hành vi ứng xử thiếu văn hóa ?
 * Dự kiến câu trả lời:  : Vô lễ với thầy cô, nói tục, chửi thề, không nghe lời ông bà, cha mẹ...
- Lò tuyết : Giao tiếp là một tấm gương, nếu mình cười với nó, nó sẽ cười. Nếu biết suy nghĩ tích cực, biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông chia sẻ thì sẽ tìm ra cách ứng xử đúng. Quan trọng hơn, khi đủ tự tin, bạn mới biết ứng xử cho phù hợp.
 Lò Tuyết: Tình bạn là món quà vô giá không thể bán không thể mua, giá trị của tình bạn còn tuyệt hơn một núi vàng rất nhiều. Bởi vì vàng là một vật vô tri, không biết nhìn cũng không thể lắng nghe và trong lúc ta gặp rắc rối vàng không thể nói lời cổ vũ,vàng không có đôi tai để lắng nghe, không có trái tim để thấu hiểu vàng không thể đem lại cho bạn bình yên hoặc sự trở che khi bạn cần. Hãy cảm ơn cuộc đời đã tặng bạn món quà vô giá, không phải kim cương, châu báu mà là tình cảm chân thành từ một tình bạn thật sự. Sau đây xin kính mời quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và các bạn học sinh cùng lắng nghe điều em muốn nói thông qua tiểu phẩm “ Tình bạn” do các bạn học sinh lớp 6B diễn xuất. Xin mời các bạn lớp 6B.
-  Lò Tuyết:
          Xin cảm ơn những chia sẻ của các bạn lớp 6B. Để tìm hiểu cụ thể hơn về chủ đề “ Tình bạn” mà các bạn HS lớp 6B đã chia sẻ, sau đây mời các bạn tham gia chia sẻ và trả lời các câu hỏi sau:
 Câu 1: Em hiểu thế nào là tình bạn?
 * Dự kiến câu trả lời : Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc có xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống…
Câu 2: Tình bạn trong sáng lành mạnh có những đặc điểm cơ bản nào?
 * Dự kiến câu trả lời : - Đặc điểm:+ Phù hợp nhau về quan niệm sống;
                                + Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau;
                                + Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm;
                                + Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau
                                + Có thể có giữa những người cùng giới hoặc khác giới…
  Câu hỏi 3: Nêu ý nghĩa của tình bạn trong sáng, lành mạnh?
 * Dự kiến câu trả lời : - Ý nghĩa: Tình bạn trong sáng, lành mạnh giúp con người cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu cuộc sống hơn, biết tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn.
Câu 4: Nếu có người hỏi : “Tình bạn giá bao nhiêu?” thì bạn sẽ trả lời như thế nào?
 * Dự kiến câu trả lời: Tình bạn là vô giá

 Lò Tuyết : Vậy, ngoài những chia sẻ ấy, các em học sinh khối 6 có muốn dành  câu hỏi cho các thầy cô giáo mà bạn yêu quý không?
( Nếu có)
- Lò Tuyết : Xin mời 1 em học sinh lớp 6......., em hãy giới thiệu về mình
( HS giới thiệu, đặt câu hỏi cho thầy giáo tự lựa chọn)
Khối 7
- Lò Tuyết : Kính thưa quý vị đại biểu. Kính thưa các thầy giáo cô giáo. Các bạn học sinh thân mến.
      Bạo lực học đường luôn được toàn xã hội quan tâm bởi người gây ra lại là chính là học sinh. Một bộ phận học sinh chưa có nhận thức đúng đắn, thích thể hiện bản thân thái quá, thiếu khả năng kiềm chế và cách ứng xử không đúng với những mâu thuẫn nhỏ trong cuộc sống nên đã gây ra những va chạm đáng tiếc. Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau lắng nghe ý kiến của các bạn học sinh lớp 7B trong diễn đàn điều em muốn nói hôm nay để xem các bạn ấy suy nghĩ thế nào về vấn đề bạo lực học đường qua tiểu phẩm “ Giá như lúc trước mình tốt hơn”. Xin trân trọng kính mời các bạn lớp 7B.
-  Lò Tuyết:
          Xin cảm ơn những chia sẻ của các bạn lớp 7B. Để tìm hiểu cụ thể hơn về chủ đề “ Bạo lực học đường” mà các bạn HS lớp 7B đã chia sẻ, sau đây mời các bạn tham gia chia sẻ và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Theo em  vấn đề bạo lực học đường xảy ra do những nguyên nhân nào ?
 * Dự kiến câu trả lời :   Bản thân học sinh ở lứa tuổi 12 đến 18 thường có nhiều chuyển biến tâm lý, muốn tự khẳng định mình thể hiện cho mọi người biết, bạo lực thường xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu như: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
 Câu 2: Hãy nêu hậu quả của bạo lực học đường đối với bản thân học sinh và gia đình ?
  * Dự kiến câu trả lời : - Đối với bản thân học sinh : nhà trường kỉ luật, cảnh cáo, bị thôi học, đuổi học; bị gia đình chê trách; mất tình cảm bạn bè; mang thương tật; gây nguy hiểm đến tính mạng; vi phạm đạo đức , nhân cách người học trò....
- Đối với gia đình học sinh:  BLHĐ khiến không khí gia đình căng thẳng, bức xúc, phải chăm sóc thương tật cho con cái,....
  Câu 3: Xử lí tình huống
 * Tình huống 1:  Vào giờ ra chơi, tại sân trường, có 1 bạn học sinh B đến gây sự với học sinh A còn chửi A nữa. nếu là A em làm gì khi gặp tình huống này?
* Tình huống 2 : Thấy hai bạn đang đánh nhau trong 15 phút đầu giờ, nếu giáo viên chủ nhiệm chưa đến lớp em sẽ làm gì?
* Tình huống 3: Đang đi trên đường, đột nhiên có một người lạ chặn xe em lại. Biết người đó có ý định hành hung mình, em phải làm gì ?
  - HS xử lí tình huống theo quan điểm cá nhân.
 * Dự kiến câu trả lời xử lí tình huống:
- Lò Tuyết : Để môi trường học đường chúng ta thân thiện, đoàn kết tương thân, tương ái chúng ta chúng ta cần phải chung tay cùng nhau đẩy lùi bạo lực học đường bằng nhiều hành động thiết thực, một trong những hành động đó là chúng ta cùng cam kết  " Nói không với bạo lực học đường",  và thực hiện  " 3 không "với các nội dung: Không gây gỗ đánh nhau, kéo băng kết nhóm với thanh niên ngoài nhà trường;  Không tàng trữ, sử dụng vũ khí, hung khí có khả năng gây sát thương; Không phát tán lên mạng những thông tin không lành mạnh, tham gia các trò chơi kích động bạo lực.
- Lò Tuyết :  Nhiều năm trước, khi nói đến tình yêu tuổi học trò, người ta thường nghĩ đến học sinh các lớp cuối cấp, chuẩn bị ra trường. Sự chia tay để chuẩn bị bước vào một cấp học mới khiến cho chúng có cảm giác nuối tiếc, nhớ nhung. Đó là thứ tình cảm rất hồn nhiên, trong sáng theo kiểu “thuở chẳng ai hay, thầm lặng mối tình đầu”. Nhưng bây giờ, cùng với sự thay đổi của môi trường xã hội, sự phát triển về kinh tế, các phương tiện công nghệ hiện đại như intenet, điện thoại di động thì việc học sinh biết yêu xuất hiện ở tất cả các cấp học, đặc biệt là bậc THCS. Tình yêu tuổi học trò là những rung động đầu đời rất đáng yêu, hồn nhiên, trong sáng nhưng chính vì yêu quá sớm nên nhiều em vì yêu mà chểnh mảng học tập và còn dẫn đến tình trạng tảo hôn đang là vấn đề nhức nhối được cả xã hội quan tâm. Vậy có nên yêu ở lứa tuổi học trò không? Đây là một câu hỏi rất hay mà chúng ta sẽ tìm được câu trả lời thông qua vở kịch “ Học trò biết yêu- cấm hay không?”. Xin trân trọng kính mời các bạn lớp 7A.
   Xin cảm ơn những chia sẻ của các bạn lớp 7A sau đây mời các bạn tham gia chia sẻ và trả lời các câu hỏi về chủ đề “ Tình bạn khác giới”.
Câu 1: Thế nào là tình bạn khác giới?
* Dự kiến câu trả lời: Tình bạn khác giới là tình bạn giữa hai người khác giới, giữa nam và nữ. Tình bạn khác giới có đặc điểm của tình bạn nói chung và có thêm những đặc điểm riêng như: Tình bạn khác giới thường có một khoảng cách, Tình bạn khác giới khác với tình yêu ở chỗ không có sự hấp dẫn giới tính, không tạo cảm giác ghen tuông khi người bạn khác giới có bạn thân hay người yêu, không mang tính sở hữu.
 Câu 2: Trong quan hệ bạn bè khác giới cần tránh điều gì?
 * Dự kiến câu trả lời:  - Đối xử với nhau xuồng sã, thiếu tế nhị. Gán ghép lẫn nhau.Ghen ghét nói xấu hay đối xử thô bạo. Ngộ nhận tình bạn khác giới là tình yêu. Gây cho bạn khác giới hiểu nhầm là tình yêu.
 Câu 3: Theo các bạn các nên yêu ở tuổi học trò không?
  * Dự kiến câu trả lời : Đối với lứa tuổi học trò, khi bản thân các em chưa thật sự trưởng thành về tâm lý, sinh lý và xã hội, chưa có đủ những hiểu biết cần thiết về cuộc sống và con người một cách sâu sắc, mặt khác lúc này các em đang tập trung vào việc học hành để tạo một cơ sở vững chắc cho sự nghiệp tương lai. Vậy các em nên giữ gìn sự trong sáng, đẹp đẽ của tình bạn. Ngộ nhận sự rung động nhất thời là tình yêu có thể mang lại nhiều nỗi ân hận sau này.
.......................
          (Cảm ơn bạn đã chia sẻ.........)
          Chúng ta hãy dành một tràng pháo tay thật lớn cảm ơn sự nỗ lực của các bạn học sinh khối 7 trên sân khấu qua các tiểu phẩm vừa rồi. Xin cảm ơn.
(Đó là chia sẻ của bạn….. còn bạn nào muốn chia sẻ điều này nữa không ạ?)
(Cảm ơn bạn đã chia sẻ với chương trình)
III. Trò chơi
 - Người điều khiển trò chơi : Cô giáo Lò Thị Hoa ( hoặc cô Quàng Thu Trang).
 - Người chơi : Học sinh các khối
 - Địa điểm chơi : Trên sân khấu.
 * Tiến trình chơi:
 - Mời hs các khối lên sân khấu.
- Mở nhạc ráp
- Gv đọc câu hỏi trên nền nhạc ráp.
- Hs trả lời ( HS trả lời đúng sẽ được nhận quà).
* Câu hỏi :
Câu đố 1: Bạn hãy tưởng tượng bạn đang đi trên 1 con thuyền trên 1 dòng sông có rất nhiều cá ăn thịt đến giữa dòng bỗng thuyền của bạn bị thủng 1 lỗ rất to, sau vài phút nữa thuyền sẽ chìm và chắc chắn bạn sẽ là bữa ăn những con cá này. Bạn làm cách nào đơn giản nhất để thoát ra khỏi cái hoàn cảnh chết tiệt này?
Đáp án: Đừng tưởng tượng nữa.
Câu đố 2: Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mùa đông giá rét, bạn bước vào căn phòng có một cây đèn, một bếp dầu, và một bếp củi, bạn thắp gì trước tiên?
Đáp án: Que diêm.
Câu đố 3: 2 con vịt đi trước 2 con vịt, 2 con vịt đi sau 2 con vịt, 2 con vịt đi giữa 2 con vịt. Hỏi có mấy con vịt?
Đáp án: 4.
Câu đố 4: Xã đông nhất là xã nào?
Đáp án: Xã hội.
Câu đố 5: Lịch nào dài nhất?
Đáp án: Lịch sử.
Câu đố 6: Con đường dài nhất là đường nào?
Đáp án: Đường đời.
Câu đố 7: Quần rộng nhất là quần gì?
Đáp án: Quần đảo.
Câu đố 8 : Cái gì mà đi thì nằm, đứng cũng nằm, nhưng nằm lại đứng?
Đáp án: Bàn chân.
Câu đố 9: Núi nào mà bị chặt ra từng khúc?
Đáp án: Thái Sơn.
Câu đố 10: Bạn có thể kể ra ba ngày liên tiếp mà không có tên là thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật?
Đáp án: Hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Câu đố 11: Môn gì càng thắng càng thua?
Đáp án: Môn đua xe đạp.
Câu đố 12: Con gì đập thì sống, không đập thì chết?
Đáp án: Con tim.
Câu đố 13: Có 1 đàn chuột điếc đi ngang qua, hỏi có mấy con?
Đáp án: điếc là hư tai, hư tai là hai tư.
Câu đố 14: Trong 1 cuộc thi chạy, nếu bạn vượt qua người thứ 2 bạn sẽ đứng thứ mấy?
Đáp án: Thứ 2.
Câu đố 15: Con gì không gáy ò ó o mà người ta vẫn gọi là gà?
Đáp án: Gà con và gà mái.
Câu đố 16: Con trai có gì quí nhất?
Đáp án: Ngọc trai.
Câu đố 17: Cơ quan quan trọng nhất của phụ nữ là gì?
Đáp án: Hội Liên Hiệp Phụ Nữ.
 IV. Kết thúc
- Lò Tuyết:
Như vậy chúng ta vừa hoàn thành phần trải nghiệm, trao đổi những điều muốn nói. Còn những giây phút cuối cùng của chương trình ngày hôm nay, BTC muốn được dành những phần quà nho nhỏ cho các bạn học sinh trong toàn trường. Các bạn có muốn nhận được quà không ạ? Vâng! Để dành được quà của chương trình, các bạn phải cùng chúng tôi vượt qua một số câu hỏi sau đây. Các bạn đã sẵn sàng chưa ạ?
Câu 1: Sau khi tham dự buổi ngoại khóa Điều em muốn nói ngày hôm nay, bạn mong muốn điều gì? Tại sao?
(Giới thiệu một chút về bản thân; Mời học sinh  nhận quà: )
          Câu 2: Trong chương trình ngày hôm nay điều gì khiến bạn tâm đắc nhất?
 (Giới thiệu một chút về bản thân; Mời học sinh  nhận quà: )
      Câu 3: Em rút ra được bài học gì cho bản thân khi được cùng chia sẻ Điều em muốn nói?
                       (Giới thiệu một chút về bản thân; Mời học sinh  nhận quà: )
- Lò Tuyết:
Kính thưa quý vị đại biểu, khách quý!
Kính thưa các thầy giáo, cô giáo!
Các bạn học sinh thân mến.
Trong buổi ngoại khóa ngày hôm nay, chúng em được trao đổi và chia sẻ những điều thật bổ ích trong cuộc sống. Chúng em mong rằng trong thời gian tới, gia đình, nhà trường và xã hội có được môi trường thuận lợi để chúng em được nói nhiều hơn Những điều chúng em muốn nói. Một lần nữa xin kính chúc quý vị đại biểu, khách quý, các thầy giáo cô giáo mạnh khỏe, công tác tốt; chúc các bạn học sinh chăm ngoan học giỏi.
Xin trân trọng cảm ơn.





















Tiết 142 - Văn bản: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI ( dạy học theo PTNL HS)

  Ngày soạn:      /03/2019            Ngày giảng   9A:      /03/2019                                9B:      /03/...