BÀI
6 : CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Câu
1 : Đồng chí hãy phân tích những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ?
Trả lời :
Chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Chủ nghĩa xã hội tiến bộ, ưu việt hơn tất cả các xã hội trước đó về các đặc
trưng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nhằm giải phóng con người khỏi mọi
tình trạng áp bức, bóc lột, bất công. Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội,
những người cộng sản phải hình dung, phác thảo ra được những đường nét cơ bản
nhất của mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa (mà chúng ta gọi đó là những ''đặc
trưng''). Nếu không phác thảo được mô hình, những đường nét cơ bản thì rất khó
xác định mục tiêu phấn đấu, định hướng để xây dựng chủ nghĩa xã hội và biến
chúng thành hiện thực trong cuộc sống. Hơn nữa, những đặc trưng thể hiện mô
hình đó phải phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người, phản
ánh được nét đặc sắc của truyền thống dân tộc và xu thế phát triển của thời đại.
Vậy xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội có những đặc trưng bản chất sau:
Về đặc trưng chính trị - cốt lõi là xây dựng nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa:
C.Mác và Ăngghen đã chỉ rõ: Trong giai đoạn thấp
của hình thái KTXH giai cấp công nhân và chính đảng của mình phải giành lấy quyền
thống trị và phải giành lấy quyền dân chủ thiết lập chế độ dân chủ vô sản thay
thế cho dân chủ tư sản là đặc trưng chính trị của XHCN đó là một nền dân chủ
toàn diện triệt để dân chủ cho đa số và chuyên chính cho thiểu số bóc lột những
tàn dư của thống trị tư sản.
Dân chủ XHCN là nền dân chủ mà ở đó quyền lực
thuộc về nhân dân. Bản chất dân chủ được thể hiện trên tất cả các khía cạnh của
đời sống như:
- Bản chất chính
trị:
+ Dưới sự lãnh đạo
của Đảng của giai cấp CN, quyền lực của nhân dân được thực hiện trên mọi lĩnh vực
thể hiện qua các quyền dân chủ, quyền con người và những nhu cầu về vật chất và
tinh thần của nhân dân được thỏa mãn.
+ Để thực hiện dân chủ vô sản XHCN thì vai trò
của nhà nước XHCN có vai trò to lớn nhà nước phải hoàn thiện hệ thống pháp luật
XHCN thể chế hóa quyền dân chủ của công dân nhà nước vừa mang bản chất của giai
cấp công nhân vừa mang tính nhân dân rộng rãi nhà nước đó phải do ĐCS lãnh đạo.
+ Nhân dân được quyền tham gia rộng rãi vào
đời sống chính trị bằng nhiều hình thức như: giới thiệu các đại biểu tham gia
vào bộ máy chính quyền từ Trung ương đến địa phương, tham gia đóng góp ý kiến
xây dựng chính sách, pháp luật, xây dựng bộ máy nhà nước. Ví dụ tại điều 2 của luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân ngày
25/06/2015 có quy định công dân nước Việt Nam đủ mười tám tuổi trở nên có quyền
bầu cử, đủ hai mươi mốt tuổi
trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
- Bản chất kinh tế: Nền dân chủ XHCN dựa trên chế độ sở hữu XH về
những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn XH đáp ứng trình độ phát triển ngày
càng cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở của KHCN hiện đại nhằm thỏa mãn
ngày càng cao những nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao
động. Dân chủ XHCN là sự đảm bảo về lợi ích kinh tế, coi lợi ích KT của người
lao động là động lực cơ bản nhất có sức thúc đẩy KTXH phát triển.
- Bản chất tư tưởng
– văn hóa: Nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng Mác – leenin- hệ tư tưởng của giai
cấp công nhân làm chủ đạo, kế thừa phát huy những tinh hoa văn hóa dân tộc.
Để có một chế độ dân
chủ thực sự quyền lực thuộc về ND, ngoài yếu tố giai cấp CN lãnh đạo đòi hỏi
cần nhiều yếu tố như trình độ dân trí, xã hội công dân, việc tạo dựng cơ chế
pháp luật đảm bảo quyền tự do cá nhân...
Về
đặc trưng kinh tế:
- Xã hội XHCN là một XH có nền KT phát
triển cao với lực lượng sản xuất tiến bộ hiện đại và quan hệ sản xuất dựa trên
chế độ công hữu từng bước được xác lập và ngày cảng hoàn thiện tổ chức quản lý
hiệu quả năng xuất lao động cao phân phối theo lao động.
- Phát triển nhanh lực lượng sản xuất cả
trong nông nghiệp, công nghiệp kết hợp công nghiệp với nông nghiệp phát triển
nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH.
- Từng bước cải tạo quan hệ sản xuất cũ
xây dựng quan hệ sản xuất mới với chế độ công hữu những tư liệu sản xuất chủ
yếu và hình thành lao động tập thể trên nguyên tắc bình đẳng tự nguyện.
- Hình thành phân phối sản phẩm làm theo năng
lực hưởng theo lao động.
Về
đặc trưng xã hội, quan hệ giữa người với người:
- Tạo ra xã hội tốt đẹp công bằng bình
đẳng giữa các giai tầng xã hội nhóm dân cư giữa lao động trí óc và lao động
chân tay giữa thành thị với nông thôn tạo điều kiện xóa bỏ sự khác biệt bằng
việc thu hẹp dần khoảng cách và sự chênh lệch khác biệt.
- Về phương diện dân tộc người và tín
ngưỡng tôn giáo trong xã hội XHCN cũng thể hiện tính tiến bộ là thực hiện bình
đẳng dân tộc, tộc người bình đẳng giữa các tôn giáo.
Ví
dụ: quyền bình đẳng của các tôn giáo được Đảng ta đề cập chi tiết, cụ thể trong
Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX: Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp
luật, bình đẳng trước pháp luật. Nghiêm cấm phân biệt đối xử với công dân vì lý
do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để
hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước,
kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc
gia. Nguyên tắc các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật được thể hiện ở chủ
trương của Đảng và được kịp thời thể chế hóa trong Hiến pháp và pháp luật. Điều
70, Hiến pháp 1992 ghi rõ: “Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, các tôn giáo đều bình đẳng trước
pháp luật. Không được xâm phạm tự do tín ngưỡng hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn
giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”
Về
đặc trưng văn hóa:
- Xã hội XHCN là xã hội có nền văn hóa
phát triển cao kết tinh giá trị văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại.
- Xây dựng nền văn hóa trên cơ sở kế thừa
tinh hoa của văn hóa dân tộc tinh hoa văn hóa nhân loại, CN Mác – lênin giữ vai
trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội.
Ví
dụ: Tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết bắt nguồn từ truyền thống của dân tộc, là
sự kế thừa và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc. Đó là chủ nghĩa yêu nước
và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước đã hình thành cho dân tộc
Việt Nam các giá trị truyền thống phong phú, bền vững. Ý thức về chủ quyền quốc
gia dân tộc, tự lực, tự cường, yêu nước.Tinh thần nhân nghĩa và truyền thống
đoàn kết, tương thân, tương ái trong khó khăn, hoạn nạn.Truyền thống lạc quan
yêu đời, niềm tin vào chính mình, tin vào sự tất thắng của chân lý và chính
nghĩa dù phải vượt qua muôn ngàn khó khăn, gian khổ. Truyền thống cần cù, dũng
cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi, mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hoá
bên ngoài làm giàu cho văn hoá Việt Nam. Chính nhờ tiếp thu truyền thống của
dân tộc mà Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường đi cho dân tộc.Trước khi ra đi tìm
đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã được trang bị và hấp thụ nền Quốc học và Hán học
khá vững vàng, chắc chắn. Trên hành trình cứu nước, Người đã tiếp thu tinh hoa
văn hoá nhân loại, vốn sống, vốn kinh nghiệm để làm giàu tri thức của mình và
phục vụ cho cách mạng Việt Nam.
- Vừa xây dựng nền văn hóa mới tiến bộ vừa
đấu tranh với tàn dư lạc hậu của nền văn hóa cũ.
Ví
dụ: Ở nước ta hiện nay xây dựng nền văn hóa mới trong đạo đức, lối sống như thực hành đạo đức “ Cần, kiệm, liêm,
chính”, sống có lý tưởng, đạo đức, văn minh. Cần xóa bỏ những tàn dư lạc hậu
của nền văn hóa cũ như: Tư tưởng trọng
nam khinh nữ, hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan như tảo hôn, bói toán...
Về
đặc trưng trong quan hệ đối ngoại: Xã hội XHCN là một xã hội mà quan hệ giữa dân tộc và quốc tế được
giải quyết trên cơ sở kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai
cấp công nhân. Quan hệ đối ngoại trong xã hội XHCN phải tuân thủ nguyên tắc:
hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng có lợi và không xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ
của nhau. Lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế được giải quyết hài hòa, phù hợp
trong quá trình xây dựng CNXH.
Ví
dụ: Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục
kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa
phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin
cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập
và phát triển."*
Trên
cơ sở đường lối đối ngoại đó, Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều
mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, trong đó ưu tiên
cho việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, với các nước và
trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên
cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp
Quốc. Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động đàm phán và ký kết với nhiều
nước trong và ngoài khu vực những khuôn khổ quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện
cho thế kỷ 21. Nhiều Hiệp định, thoả thuận quan trọng đã được ký kết như Hiệp
định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định về biên giới trên bộ,
Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá với Trung Quốc, Hiệp
định về phân định thềm lục địa với In-đô-nê-xia... Các mối quan hệ song phương
và đa phương đó đã góp phần không nhỏ vào việc không ngừng củng cố môi trường
hoà bình, ổn định và tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng
và bảo vệ tổ quốc.Việt Nam đã tham gia sâu rộng và ngày càng hiệu quả ở các tổ
chức khu vực như ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á -Thái Bình Dương
(APEC), Diễn đàn á - Âu (ASEM) và đang tích cực đàm phán để sớm gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO).
Câu 2: Phân tích những đặc trưng cơ bản trong cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kì quá độ đi lên CNXH ( bổ sung phát triển năm 2011). Tỉnh
Sơn La phải làm gì để góp phần thắng lợi những đặc trưng trên ?
Trả lời:
Thời kì trước đổi mới ( trước năm 1986) ở
Việt Nam, việc nhận thức, vận dụng lý luận Mác- Lênin về chủ nghĩa xã hội và
xây dựng CNXH chỉ mới dừng lại ở những nét khái quát nhất. Mô hình xã hội XHCN
mà Việt Nam xây dựng thực chất là mô hình CNXH “ kiểu Xô viết”. Điều này phản
ánh những hạn chế trong lý luận của Đảng ta về CNXH ở Việt Nam thời kỳ trước
đổi mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI ( 1986) đã chỉ ra những yếu kém trong tư duy, lý luận
của Đảng nói chung. Từ đây Đảng ta chủ trương phải đổi mới toàn diện, trong đó
có tư duy nhận thức về xã hội XHCN và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Đến ĐH
VII ( 1991), ĐCSVN thông qua Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH, Đảng ta XĐ 6 đặc trưng của
XH XHCN mà nhân dân ta XD. Sau 20 năm thực hiện cương lĩnh 1991, tại ĐH ĐB TQ
lần thứ XI, trong Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kì quá độ lên CNXH ( bổ sung phát triển 2011), Đảng ta đã
bổ sung thành 8 đặc trưng của XH XHCN Việt Nam cụ thể như sau:
Đặc trưng thứ nhất: Dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh
Đây là đặc trưng cơ bản nhất mang bản chất
của CNXH nó hơn hẳn CNTB như đối với các nước tư bản dân giàu thì chỉ tập trung
ở 1 số bộ phận còn để đối với Việt Nam mục tiêu là giúp dân giàu là tạo điều
kiện cho các đối tượng nghèo vươn lên để thoát nghèo như đưa nguồn vốn cho
người dân vay ưu đãi để sản xuất và chăn nuôi tăng thu nhập, dạy nghề, tạo việc làm
phù hợp, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, gia đình có lao động phù hợp tạo
điều kiện đi xuất khẩu lao động.
Đảng ta đã vạch ra
phương hướng chính sách cụ thể có cơ sở lý luận thực tiễn để thực hiện trong
hiện thực.
Đây là đặc trưng hoàn
toàn mới bổ sung so với cương lĩnh 1991
có tiếp thu tinh thần của ĐH ĐB toàn quốc lần thứ X trong đó quan tâm đến cả
trật tự diễn đạt các mục tiêu trong hệ mục tiêu tổng thể trong CNXH ở Việt Nam
điểm mới so với đại hội X là chuyển từ “ dân chủ” lên trước từ “ công bằng”
trong đặc trưng bao trùm tổng quát.Sự thay đổi này không phải ngẫu nhiên và không đơn
thuần là sắp xếp lại thứ tự mà phản ánh sự nhận thức
ngày càng sâu sắc hơn của Đảng ta đối với
mục tiêu dân chủ. Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực, là nguồn lực
phát triển đất nước.
Đặc trưng thứ hai: Do
nhân dân làm chủ.
- Đây là đặc trưng quan trọng và quyết định nhất
trong những đặc trưng của XH XHCN.
Ví dụ: Ở XH XHCN quyền làm chủ của nhân dân được đảm
bảo cả về pháp lý và thực tiễn còn ở XH tư bản xây dựng rất nhiều quy định để
hạn chế tối đa thực hiện quyền trên thực tế.
- Để có một XH do nhân dân làm chủ chúng ta phải:
+ Nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ
XHCN để bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về ND.
+ Mọi đường lối chủ trương của Đảng chính sách pháp
luật của nhà nước đều vì lợi ích của ND phải tạo cơ chế để ND thực hiện quyền
làm chủ. Ví dụ: Người dân được hưởng quyền bình đẳng, quyền tự do ngôn luận,
quyền bầu cử, ứng cử, quyền và nghĩa vụ học tập, lao động,…
+ Để mở rộng dân chủ
XHCN ở Việt Nam cương lĩnh bổ sung phát triển lược bỏ đi cụm từ “ lao
động” sau từ “ nhân dân” để có đặc trưng: do nhân dân làm chủ.
Đặc trưng thứ ba: Có nền
kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất
tiến bộ phù hợp.
Quan điểm này hoàn toàn nhất quán với đặc trưng
trong quan hệ sản xuất của CNXH mà chúng ta đang xây dựng là xác lập dần từng
bước chế độ công hữu trong thời kì quá độ lên CNXH phải dựa trên chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu là một trong những yếu tố bảo đảm định hướng XHCN trong nền KT thị
trường với nhiều thành phần KT. Đảng ta tiếp tục khẳng định quan điểm: Kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát
triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng
vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp là quan hệ sản xuất
được xét trong chỉnh thể trên cả ba mặt: quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và
quan hệ phân phối và sự phù hợp không chỉ với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất mà còn phù hợp với chế độ xã hội, với từng điều kiện lịch sử - cụ thể,
với đặc thù dân tộc... Quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp ở nước ta chính là quan
hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa (trong chủ nghĩa xã hội). Đến khi chúng ta xây
dựng xong chủ nghĩa xã hội, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp đó phải dựa trên
chế độ công hữu về các tư liệu chủ yếu.
Đặc trưng thứ tư: Có nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc
trưng này tiếp tục kế thừa đầy đủ nội dung của đặc trưng văn hóa trong xã hội
XHCN ở Việt Nam đã được cương lĩnh 1991 xác định. Nền văn hóa mà chúng ta xây
dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tiên tiến là yêu nước và
tiến bộ, trong đó, cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH theo chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh
phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan
hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Bản sắc dân tộc
bao gồm những giá trị truyền thống tốt đẹp, bền vững, những tinh hoa của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam, được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh
dựng nước và giữ nước. Đó là, lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc,
tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - Tổ quốc; lòng
nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; cần cù, sáng tạo trong lao động,
sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong cuộc sống; dũng cảm, kiên cường,
bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm …
Ví
dụ: Tiếp thu nền văn hóa tiên tiến là tiếp thu cái mới, cái hay chống lại cái
lạc hậu lỗi thời, trong sinh hoạt văn hóa của các dân tộc đã giảm bớt các thủ
tục trong ma chay, cưới hỏi... chống lại các phong tục tập quán lạc hậu như bói
toán, tảo hôn... giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: phong tục tập quán tốt đẹp
như xên bản, xên mường... giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong ngôn ngữ, giữ
gìn trong văn hóa vật thể và phi vật thể...
Đặc trưng thứ năm: Con người có cuộc sống ấm no,
tự do, hạnh phúc có điều kiện phát triển toàn diện. Đây là đặc trưng về quan hệ xã hội, quan hệ giữa
người với người trong xã hội XHCN ở Việt Nam. Muốn có cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc, tất yếu phải giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, bất công, coi
sự phát triển con người là mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội. Tất cả vì
con người và do con người. Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng
thời là chủ thể phát triển. Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội thể hiện
trong đặc trưng này là quan điểm nhân văn, vì con người, chăm lo xây dựng con
người, phát triển toàn diện con người (đức, trí, thể, mỹ) của Đảng và Nhà nước
ta.
Đặc trưng thứ sáu: Các dân tộc trong cộng đồng
Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Đặc trưng này thể hiện tính ưu việt trong chính sách
dân tộc, giải quyết đúng các quan hệ dân tộc
trong quốc gia đa dân tộc Việt Nam. Hiến pháp năm 2013 khẳng định,
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc
cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn
trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân
tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ
viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và
văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và
tạo điều kiện để tất cả các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển
với đất nước.
Đặc trưng thứ bảy: Có nhà nước pháp quyền XHCN
của nhân dân, do nhân dân, vì ND do ĐCS lãnh đạo. Đây là đặc trưng hoàn toàn mới được bổ sung so với
cương lĩnh 1991. Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta
đang xây dựng thể hiện trong tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thực hiện ý chí, quyền lực
của nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Ví
dụ: Đặc trưng này được thể hiện rất rõ trong Hiến pháp ngày 28/11/2013 ( có
hiệu lực ngày 01/01/2014), tại Điều 2 (Chương I) Hiến pháp ghi rõ: “1. Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. 2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là
liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.
Điều 3 khẳng định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân;
công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực
hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
Đặc trưng thứ tám: Có quan hệ hữu nghị và hợp tác
với nhân dân các nước trên thế giới. Đặc
trưng này phản ánh xu thế lớn của tình hình thế giới là hoà bình, hợp tác và
phát triển, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, và cũng là nguyện vọng
chân thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Chúng ta thực hiện nhất quán
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương
hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Việt Nam là
bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp
phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Ví
dụ: Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều
mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, trong đó ưu tiên
cho việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, với các nước và
trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên
cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp
Quốc. Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động đàm phán và ký kết với nhiều
nước trong và ngoài khu vực những khuôn khổ quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn
diện cho thế kỷ 21. Nhiều Hiệp định, thoả thuận quan trọng đã được ký kết như
Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định về biên giới trên
bộ, Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá với Trung Quốc,
Hiệp định về phân định thềm lục địa với In-đô-nê-xia... Các mối quan hệ song
phương và đa phương đó đã góp phần không nhỏ vào việc không ngừng củng cố môi
trường hoà bình, ổn định và tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc
xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Các
đặc trưng của chủ nghĩa xã hội nêu trong Cương lĩnh 2011 là một hệ
thống chỉnh thể bao quát các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, chúng có
quan hệ biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau - thể hiện các mối quan hệ hợp
quy luật giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng, giữa kinh tế và chính trị, kinh tế và văn hoá - xã hội,
kinh tế và quốc phòng - an ninh - đối ngoại, giữa nội lực và ngoại lực, giữa
mục đích và phương tiện... trong đó mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là
giải phóng con người ra khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công, con người có cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện, thể hiện phẩm giá
của mình. Các đặc trưng của xã hội chủ nghĩa nêu trong Cương lĩnh vừa thể hiện
tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng, vừa là mục tiêu
phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
* Tỉnh Sơn La phải làm gì để góp phần thắng
lợi những đặc trưng trên ?
Về kinh
tế: Tăng trưởng kinh
tế duy trì tốc độ khá, trọng tâm là nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả,
sức cạnh tranh của các ngành kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
chú trọng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới:
Tập trung
cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ứng dụng công nghệ cao, chuyển dịch mạnh mẽ cơ
cấu sản xuất gắn với phát huy lợi thế của địa phương và thị trường tiêu thụ;
tập trung thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, ổn định
đời sống nhân dân tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội còn đặc biệt khó
khăn.
Phát triển
công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, hàm lượng khoa học
công nghệ và bảo vệ môi trường. Nâng cao hiệu quả hoạt động thương
mại, phát triển nhanh khu vực dịch vụ, ưu tiên phát triển các ngành
dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao, trọng tâm là phát triển kinh tế
du lịch. Đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh để mở rộng và nuôi dưỡng các
nguồn thu, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính trong dân và
các thành phần kinh tế, phát huy vai trò các tổ chức tín dụng trong cung ứng
nguồn lực cho phát triển kinh tế.
Tăng cường
các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư để tranh thủ huy động tối đa các nguồn
lực phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục
khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển; hoàn thiện quy hoạch và
xây dựng chiến lược đầu tư phát triển các vùng kinh tế của tỉnh; tập trung ổn
định và nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào vùng tái định cư các công trình
thuỷ điện, các dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Về văn
hoá - xã hội: Tiếp
tục thực hiện tốt chủ trương lớn của Đảng về phát triển văn hoá, về đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, về khoa học và
công nghệ; tập trung giải quyết các vấn đề xã hội còn bức xúc, trọng tâm là
công tác phòng chống ma tuý, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững,
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; tăng cường quản lý, bảo vệ tài
nguyên, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến
đổi khí hậu.
Về quốc
phòng, an ninh, đối ngoại:Bảo
vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống; tăng cường các hoạt động
đối ngoại để đảm bảo ổn định và phục vụ phát triển kinh tế.
Về xây
dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị: Tăng cường xây dựng Đảng bộ trong sạch,
vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, đẩy mạnh và kiên trì
thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về xây dựng Đảng; đổi mới mạnh
mẽ phương thức lãnh đạo; nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức
cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; nâng cao chất lượng, hiệu quả điều
hành của chính quyền các cấp; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cải
cách hành chính; xây dựng, củng cố vững chắc khối đoàn kết các dân tộc,
phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
Câu 3: Phân tích quan điểm của Đảng cộng
sản Việt Nam về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Trả lời:
Tại
ĐH XII, Đảng ta khẳng định tiếp tục kiên định con đường đi lên CNXH ở Việt Nam:
“ Con đường đi lên CNXH nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế
phát triển của lịch sử”. Phát triển theo định hướng XHCN là một sự lựa chọn hợp
quy luật và xu thế phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại. Tính quy luật tất
yếu của con đường đi lên CNXH đã được học thuyết Mác-Leenin luận giải một cách
đầy đủ, khoa học.
Tại
ĐH VII, Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kì quá độ lên CNXH của Đảng XĐ 7 phương hướng cơ bản để XD và BV
tổ quốc XHCN. Lần đầu tiên trong cương lĩnh, Đảng đã xác định những phương
hướng cơ bản để XD và bảo vệ tổ quốc thể hiện những nhận thức mới của Đảng. Tuy
nhiên, các phương hướng này còn có sự hạn chế cả về nội dung và hình thức diễn
đạt.
Tại
ĐH XI, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kì quá độ lên CNXH ( bổ sung phát triển 2011), Đảng đã bổ sung
điều chỉnh phương hướng đã được xác định từ năm 1991, 2006 ( ĐH X) để có 8
phương hướng cơ bản nhằm thực hiện thành công các mục tiêu tổng quát khi kết
thúc thời kì quá độ ở nước ta. Tám phương hướng này tiếp tục được ĐH XII của
Đảng khẳng định bao gồm:
Một là, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước gắn liền
với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Tư duy mới trong phương hướng này là coi trọng việc đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát
triển KT tri thức và bảo vệ tài nguyên môi trường để đảm bảo phát triển nhanh
và bền vững.
Trong
bối cảnh toàn cầu hóa, nước ta có được sự lựa chọn rộng rãi để tăng nhanh hàm
lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm. Chúng ta cần phải đẩy mạnh việc sử
dụng những tri thức mới của nhân loại bằng nhiều hình thức khác nhau, như nhập
khẩu trực tiếp công nghệ; nhập khẩu công nghệ gián tiếp qua thu hút đầu tư; mua
bằng sáng chế hay mời chuyên gia nước ngoài vào làm việc.
Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN. Tại ĐH XII nhấn
mạnh nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có mối quan hệ sản xuất phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế ( KT nhà nước, KT tập thể, KT tư nhân, KT tư bản nhà nước,
KT có vốn đầu tư nước ngoài) trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, KT
tư nhân là một động lực quan trọng của nền KT, các chủ thể thuộc các thành phần
KT bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội. Đây là phương
hướng xác định cách thức xây dựng nền văn hóa ở Việt nam gắn liền với xây dựng
con người, nâng cao đời sống nhân dân; xây dựng văn hóa phải gắn liền với thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an
ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.Các
nghị quyết của Đảng về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội
đã thể hiện sự vận dụng sáng tạo những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa vào
điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, phản ánh quá trình phát triển tư duy
lý luận của Đảng trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an
toàn xã hội trong thời kỳ đổi mới. Xác
định rõ mối quan hệ giữa đối tác và đối tượng đấu tranh, lấy việc ổn định và
phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước làm nền tảng giữ vững ổn định chính trị, củng cố an ninh,
quốc phòng.
Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc
lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế.
Điều
12 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã khẳng định rõ:
“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương
hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên
cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên
hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc
tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”. Thực hiện đường lối đối ngoại
của đất nước ta trong thời kỳ mới được coi là một nhiệm vụ chiến lược quan
trọng của cách mạng Việt Nam hiện nay và được thể hiện trong Hiến pháp 2013
Sáu là, xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện
đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
Đảng
ta xác định, đại đoàn kết dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ hàng đầu, là
sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng của Đảng. Sứ mệnh lịch sử của Đảng là
thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn nhằm chuyển những nhu cầu, đòi hỏi khách quan,
chính đáng nhưng mang tính tự phát của quần chúng thành sự tự giác, có tổ chức
trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì độc lập dân tộc, vì tự do cho nhân dân
và hạnh phúc cho mọi người. Chính đường lối gây dựng, xây dựng và không ngừng
củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã đưa cách mạng Việt
Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tại Đại hội XII, Đảng ta đã đề ra
các nhiệm vụ của cách mạng trong tình hình mới. Trong đó, có nhiệm vụ hoàn
thiện, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, không
ngừng củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc; tiếp tục đổi
mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn
thể nhân dân. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; hoàn thiện hệ
thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp; xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ; phát huy dân chủ, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, đẩy mạnh đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tệ nạn xã hội và tội phạm.
Bảy là, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Hồ
Chí Minh luôn nhấn mạnh “Nước ta là một nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân vì
dân là chủ”; “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là chủ”. Với Hồ Chí
Minh nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước. Toàn bộ
quyền lực nhà nước đều bắt nguồn từ nhân dân, do nhân dân uỷ quyền cho bộ máy
nhà nước thực hiện, nhằm phụng sự lợi ích của nhân dân. Bộ máy nhà nước được
thiết lập là bộ máy thừa hành ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Là nhà nước của
dân, do chính nhân dân lập qua thông qua chế độ bầu cử dân chủ. Bầu cử dân chủ
là phương thức thành lập bộ máy nhà nước đã được xác lập trong nền chính trị
hiện đại, đảm bảo tính chính đáng của chính quyền khi tiếp nhận sự uỷ quyền
quyền lực từ nhân dân. Tư tưởng về một nhà nước của dân, do dân, vì dân đã được
thể chế hoá thành một mục tiêu hiến định ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của
chính thể dân chủ cộng hoà ở nước ta - Hiến pháp 1946: “Xây dựng một chính quyền
mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” (Lời nói đầu - Hiến pháp 1946). Đặc điểm này
của Nhà nước ta tiếp tục được khẳng định trong các bản Hiến pháp 1959, 1980 và
1992.
Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Xây
dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là điều kiện quyết định thắng lợi của sự nghiệp
cách mạng Việt Nam. Phải đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả
về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; phải đoàn kết nhất trí cao, gắn bó
mật thiết với nhân dân; có phương thức lãnh đạo khoa học, có đội ngũ cán bộ,
đảng viên đủ phẩm chất và năng lực, đạo đức và lối sống…Đây thực sự là nhiệm vụ
then chốt và cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp đổi mới
hiện nay.
Bên
cạnh những đặc trưng và phương hướng xây dựng CNXH ở Việt Nam được xác định, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì
quá độ lên CNXH ( bổ sung phát triển 2011) cũng chỉ ra 8 mối quan hệ lớn “
cần nắm vững và giải quyết” trong quá trình thực hiện các phương hướng. Đến ĐH
XII, Đảng đã chỉ ra 9 mối quan hệ lớn cần phải tiếp tục quán triệt và xử lý
tốt.
Một là, quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển. Đây là vấn đề nổi lên đòi
hỏi phải nhận thức, giải quyết đúng đắn: Đổi mới vừa bảo đảm ổn định và phát
triển.
Hai là, quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị. Đổi mới kinh tế là
trọng tâm, là then chốt, cùng với đổi mới kinh tế phải từng bước đổi mới chính
trị.
Ba là,
quan hệ giữa tuân theo quy luật của thị trường và bảo đảm định hướng XHCN. Đó
là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của nhà
nước pháp quyền XHCN, do ĐCSVN lãnh đạo, nhằm mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”.
Bốn là, quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng
bước quan hệ sản xuất XHCN.
Năm là, quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Nhà nước đóng vai trò định hướng,
xây dựng hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh
bạch và lành mạnh.
Sáu là, quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội.
Bảy là, quan hệ giữa xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Tám
là, quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế. Hội nhập là để tăng cường
tự chủ, tự tôn không “ hòa tan” chệch hướng.
Chín là, quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Đây là
mối quan hệ thể hiện cơ chế vận hành thể chế dân chủ, đẩy mạnh dân chủ hóa ở
Việt Nam hiện nay.
Quá
trình đổi mới đã giúp ĐCSVN, nhà nước CHXHCNVN có những bước tiến lớn trong
nhận thức về dân chủ, gắn dân chủ với quyền công dân, quyền con người.
Câu 4: Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn
đồng chí hãy chứng minh luận điểm sau: “ Đi lên CNXH là khát vọng của nhân dân
ta là sự lựa chọn đúng đắn của ĐCSVN và chủ tịch Hồ Chí Minh phù hợp với xu thế
phát triển của lịch sử”.
Trả lời:
Cần giải quyết những nội dung sau:
1. Đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là phù hợp với quy luật khách quan của
lịch sử:
- Sự phát triển của xã hội loài người là sự thay thế kế tiếp
nhau của các HT KT-XH như một quá trình lịch sử tự nhiên. Loài người đã và đang
tồn tại qua năm HT KT-XH từ thấp đến cao: Từ HT KT-XH CSNT đến HT KT-XH CSCN mà
CNXH là giai đoạn đầu.
Sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản là hoàn
toàn tất yếu mang tính quy luật.
+ Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất: Đây là tất yếu về kinh tế của sự ra đời
một hình thái KT-XH cao hơn hình thái KT-XH TBCN, nó sẽ tạo ra sự phù hợp giữa
quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng:
Chính trị là phản ánh kinh tế, cơ sở hạ tầng là các quan hệ kinh tế do lực lượng
sản xuất quy định sẽ tác động đến kiến trúc thượng tầng của xã hội ví dụ: Chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp
đổ là sai lầm ngay trong kiến trúc thượng tầng ( quan điểm tư tưởng chính trị của
nhà nước XHCN) từng bước xa rời nguyên lý của CN Mác – Lênin về quy luật cơ sở
hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.
+ Quy luật cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng: Hình thái kinh tế -
xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời, phát triển là kết quả hoạt động sáng tạo của
nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Đảng tiên phong của giai
cấp công nhân.
- Vấn đề Việt Nam đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển
TBCN với tư cách một chế độ xã hội hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan của
lịch sử. Theo quy luật tiến hóa
của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”. Trong xu thế vận động chung đó của thế giới, thì
việc Việt Nam “đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa
chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với
xu thế phát triển của lịch sử…
2. Việt
Nam đi lên chủ nghĩa xã hội hoàn toàn phù hợp với quy luật của cách mạng Việt Nam:
Trải qua hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ nhân dân Việt Nam chỉ có khao khát duy nhất là hòa bình,
ổn định để xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN.
3. Đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là phù hợp với mục tiêu, lý tưởng của dân tộc,
được lịch sử lựa chọn từ những năm 1930:
+ Bối cảnh lịch sử Việt Nam những năm 1930, xuất hiện nhiều
xu hướng cứu nước mang nhiều khuynh hướng tư tưởng khác nhau, song tất cả đều
thất bại mà nguyên nhân sâu xa chính là chưa có con đường cứu nước, cứu dân phù hợp
với xu thế của thời đại và khát vọng nghìn đời của dân tộc.
+ Trong hoàn cảnh ấy năm 1911 Nguyễn Ái Quốc quyết tâm ra
đi tìm đường cứu dân, cứu nước, Người đã tìm đến chủ nghĩa Mác- Lênin
và khẳng định: Muốn cứu
nước, muốn giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng
vô sản.
Tiếp đó là chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho
việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 03/02/1930 với Cương lĩnh đầu tiên
khẳng định: Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng rồi đi
tới xã hội cộng sản.
4. Đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được thực tiễn kiểm nghiệm bằng thành tựu của hơn 30 năm đổi mới với những kết quả đạt được như:
+ Trên lĩnh vực kinh tế: Nền kinh tế vượt qua nhiều khó
khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng
khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém
phát triển. Trước đổi mới: đời sống nhân dân khó khăn, khủng hoảng,
lạm phát, thiếu lương thực, trước 1991 có tới trên 80% hộ nghèo. Sau đổi mới,
xuất khẩu gạo, GDP 6,5 -7% một năm. Tốc độ tăng trưởng GDP từ nay đến năm 2020
là 6,5 -> 7 % / năm, năm 2020 GDP là 3200-> 3300 USD/ người/ năm, như vậy
chất lượng cuộc sống đã đáp ứng được ăn, ở, mặc hàng ngày. Việt Nam đã ra khỏi
khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm, khắc phục được nạn lạm phát có
lúc trên 700% (năm 1986) xuống mức lạm phát 12% (năm 1995) và từ đó đến nay lạm
phát chỉ còn một con số; khắc phục được nạn thiếu lương thực trước đây và hiện
nay kinh tế phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực, Việt Nam trở
thành một nước xuất khẩu gạo thứ hai, thứ ba trên thế giới. Hiện nay Việt Nam
đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm mục tiêu đến năm
2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Cùng
với tăng trưởng kinh tế, trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã chú ý đến việc thực
hiện chính sách công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo. Nhờ đó, đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân được cải thiện một bước đáng kể. Tính riêng trong 5
năm (1993-1998), thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng 2,45 lần.
+ Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội: Giáo dục và đào tạo,
khoa học và công nghệ, văn hoá và các lĩnh vực xã hội có tiến bộ, bảo vệ tài
nguyên, môi trường được chú trọng hơn; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải
thiện.
Khoa học - công nghệ cùng với giáo dục - đào tạo được Nhà nước hết sức
chăm lo. Nhà nước coi chính sách phát triển khoa học - công nghệ và giáo dục -
đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhờ vậy, trong những năm vừa qua, khoa học
- công nghệ và giáo dục - đào tạo đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Năm
2000, Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, hiện nay chương trình
đào tạo sau đại học với hai học vị thạc sĩ và tiến sĩ đang được thực hiện ở hầu
hết các ngành học thuộc khoa học tự nhiên và công nghệ cũng như khoa học xã hội
và nhân văn.
Chỉ tiêu về xã hội đến năm 2020, tỷ lệ lao
động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 40%; tỷ lệ lao động qua đào
tạo đạt khoảng 65 - 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%; tỷ lệ thất
nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; có 9 - 10 bác sĩ và trên 26,5 giường bệnh
trên 1 vạn dân; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80% dân số; tỷ lệ hộ nghèo
giảm bình quân khoảng 1,0 - 1,5%/năm. Về môi trường: Đến năm 2020, 95% dân cư thành
thị, 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh và 85% chất thải
nguy hại, 95 - 100% chất thải y tế được xử lý; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%.
+ Trên lĩnh vực đối ngoại: Quốc phòng, an ninh, đối ngoại
được tăng cường độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội
chủ nghĩa, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.
Trong lĩnh vực đối
ngoại, Việt Nam thực hiện chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng
mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập
và phát triển. Trên cơ sở đường lối đó, Việt Nam đã kiên trì phấn đấu đẩy lùi
và làm thất bại chính sách bao vây cấm vận, cô lập Việt Nam của các thế lực thù
địch, tạo được môi trường quốc tế, khu vực thuận lợi cho công cuộc xây dựng và
bảo vệ đất nước.
Tháng 7-1995, Việt
Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN).
Tháng 3-1996, Việt
Nam đã tham gia Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) gồm 10 nước châu Á và 15 nước
châu Âu với tư cách thành viên sáng lập. Tháng 10-2004, Hội nghị ASEM lần thứ
năm đã họp tại Thủ đô Hà Nội của Việt Nam.
Tháng 11-1998,
Việt Nam đã gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) gồm
các nước và lãnh thổ thuộc châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương ở ven hai bờ Thái
Bình Dương.
Chính trong quá
trình hội nhập kinh tế, Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng xuất khẩu, thúc đẩy
phát triển, tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu ngân sách nhà
nước. Năm 1990, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 2,404 tỷ USD và nhập khẩu
đạt 2,752 tỷ USD, tính chung bốn năm từ năm 2001 đến năm 2004, tổng kim ngạch
xuất khẩu đạt gần 77 tỷ USD, tốc độ tăng xuất khẩu bình quân bốn năm khoảng
14,6%. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 2004 đạt trên 305 USD/người.
Đổi mới ở Việt
Nam đã kết hợp được nội lực và ngoại lực. Tháng 12-1987, Việt Nam đã ban
hành Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ thời gian ấy đến nay, đất
nước ta đã thu được hàng chục tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài với hàng nghìn dự
án, trong số đó đã thực hiện khoảng 21 tỷ USD. Có thể nói rằng, nguồn đầu tư trực
tiếp nước ngoài giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi
mới. Ngoài ra, Việt Nam còn tranh thủ được nguồn viện trợ phát triển chính thức
(ODA) ngày càng cao.
+ Trên lĩnh vực chính trị: Dân chủ xã hội chủ nghĩa có tiến
bộ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố.
Điểm nổi bật của công cuộc đổi mới ở
Việt Nam là luôn luôn lấy sự ổn định chính trị - xã hội làm tiền đề, làm điều
kiện tiên quyết cho sự nghiệp đổi mới, phát triển và chính sự phát triển đó sẽ
tạo ra sự ổn định mới vững chắc hơn.
+ Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đẩy
mạnh, hiệu lực và hiệu quả hoạt động được nâng lên.
+ Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được tăng cường, đạt một
số kết quả tích cực.
<link rel="stylesheet" type="text/css" href="//cdnjs.cloudflare.com/ajax/libs/cookieconsent2/3.0.3/cookieconsent.min.css" />
<script src="//cdnjs.cloudflare.com/ajax/libs/cookieconsent2/3.0.3/cookieconsent.min.js"></script> <script> window.addEventListener("load", function(){ window.cookieconsent.initialise({ "palette": { "popup": { "background": "#000" }, "button": { "background": "#f1d600" } } })}); </script>
<script src="//cdnjs.cloudflare.com/ajax/libs/cookieconsent2/3.0.3/cookieconsent.min.js"></script> <script> window.addEventListener("load", function(){ window.cookieconsent.initialise({ "palette": { "popup": { "background": "#000" }, "button": { "background": "#f1d600" } } })}); </script>
No comments:
Post a Comment