Thursday, August 10, 2017

Bản thuyết minh bài dự thi E-learning

BẢN THUYẾT MINH BÀI DỰ THI
TIẾT 39- TIẾNG VIỆT: TỪ TRÁI NGHĨA
( Ngữ Văn 7- tập 1)

Giáo viên: 
Đơn vị công tác: 


1. Mở đầu.
 - slide 1:
 2. Giới thiệu bài.
  - Slide 2: GV: trước khi tìm hiểu bài mới, các em hãy làm bài tập sau:
 
3. Tên bài học.
 - Slide 3:
 GV: các em thân mến! Như vậy cặp từ nổichìm là cặp từ có ý nghĩa trái ngược nhau người ta gọi đó là cặp từ trái nghĩa, kiến thức này các em đã được học ở bậc tiểu học. Vậy để ôn lại những kiến thức như thế nào là từ trái nghĩa và sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng như thế nào trong văn bản và lời nói hàng ngày. Hôm nay cô cùng các em tìm hiểu:
                                   Tiết 39 – Tiếng Việt: Từ trái nghĩa.
 4. Mục tiêu bài học.
 - slide 4:
 1. Mục tiêu
a. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Khái niệm về từ trái nghĩa
- Thấy được tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong vb
b. Kĩ năng
- Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản.
- Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh
c. Thái độ
 Có ý thức sử dụng từ trái nghĩa trong nói viết có hiệu quả.
 5. Khái quát nội dung chính.
  - Side 5:
 
   GV : Các em thân mến! Bài học có ba nội dung các em sẽ được tương tác với một số bài tập, các bài tập các em sắp tìm hiểu sẽ ở sáu dạng: Dạng có một lựa chọn, các em kích chuột vào đáp án đúng, câu hỏi có nhiều lựa chọn các em có thể chọn nhiều đáp án mà em cho là đúng, với dạng bài tập ghép đôi các em sẽ ghép các yếu tố ở cột 1 với cột 2 để cho ra kết quả, dạng bài tập điền vào chỗ khuyết các em hãy kích chọn vào ô còn khuyết để tìm đáp án đúng, dạng bài tập đúng sai các em cần cân nhắc và chọn một trong hai đáp án, dạng bài tập trả lời ngắn các em quan sát hình ảnh và viết câu trả lời của mình vào khung.
6.  I. Thế nào là từ trái nghĩa.
    - Side 6:
Gv: Chúng ta cùng đi tìm hiểu nội dung thứ nhất của bài học I. Thế nào là từ trái nghĩa. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học về từ trái nghĩa các em hãy làm bài tập sau:
   - Side 7:

7. Xét hai bản dịch thơ.
 - Slide 8:
 GV: Để hiểu rõ hơn về từ trái nghĩa cô cùng các em đi xét hai bản dịch thơ trong bài “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” ( Lí Bạch) và bài “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” ( Hạ Tri Chương). Trong hai bài thơ này tác giả có sử dụng các cặp từ trái nghĩa, các em hãy tìm các cặp từ trái nghĩa bằng việc làm bài tập.
- Side 9:

8. Đáp án phản hồi.
 - Slide 10:
GV: - Như vậy các em đã xác định được ba cặp từ trái nghĩa dựa vào nội dung ý nghĩa của bài thơ.
 - Side 11:
   GV: Các em hãy xác định từ loại và nội dung biểu thị của các cặp từ trái nghĩa ở cột 1 và cột 2.
9. Kết luận – mở rộng kiến thức.
- Slide:12

   GV: các em thân mến! Các em vừa tìm hiểu bài tập 1,2,3 các em có thể hiểu từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau.
   - Sự trái ngược về nghĩa là dựa trên cơ sở, tiêu chí nhất định. Trên cơ sở, tiêu chí đó, các từ trái nghĩa nằm ở hai cực đối lập nhau, ví dụ:
 - Dài và ngắn là trái nghĩa về chiều dài.
 - cao và thấp là trái nghĩa về chiều cao.
 - Hiền và ác là trái nghĩa về tính cách.
 GV: Như vậy, khi xác định các cặp từ trái nghĩa các em cần phải dựa trên một cơ sở, một tiêu chí chung. Để xác định đúng được các cặp từ trái nghĩa theo tiêu chí chung. Các em làm cho cô bài tập sau:
 - Slide:13
 
  - Slide 14:
GV: “ lười” và “ xinh” không phải là cặp từ trái nghĩa. “ Lười” chỉ tính cách bên trong, “ xinh” chỉ hình thức bên ngoài. Như vậy lườixinh không cùng một tiêu chí.
- Slide 15:
  GV: Sau đây cô sẽ cung cấp cho các em một số hình ảnh trái ngược nhau, từ đó các em sẽ tìm được các cặp từ trái nghĩa tương ứng.
   Cao – Thấp
 - Slide 16:
 Kẻ khóc – người cười

 - Side 17:

     Mắt nhắm mắt mở

 - Slide 18:
 GV: Cô và các em cùng tìm hiểu tiếp nội dung bài tập 5.
 - Side 19:
- Slide 20:
 GV: các em thân mến! ở lớp 6 các em đã học bài “ Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Các em đã làm bài tập 5.1, 5.2 và biết được từ “ già” và từ “ chín” là từ nhiều nghĩa vậy chúng ta thấy rằng: “ Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau”. Ví dụ từ “ Lành”
 Lành: + ( vị thuốc lành) trái nghĩa với độc ( vị thuốc độc).
            + ( tính lành) trái nghĩa với dữ ( tính dữ)
             + (áo lành) trái nghĩa với rách ( áo rách)
              + ( bát lành) trái nghĩa với mẻ, vỡ ( bát mẻ, bát vỡ).
- Slide 21:
 GV: - Các cặp từ trái nghĩa thường có khả năng tổ hợp cú pháp giống nhau. Trong một cặp từ trái nghĩa, nếu từ này có thể tổ hợp với một từ nào đó thì từ kia cũng có thể tổ hợp với từ đó ví dụ:
 + Người cao – người thấp
 + Giá cao ( đắt) – giá hạ (rẻ)
 - Các em thân mến! Một số cặp từ trái nghĩa chỉ trái nghĩa trong một số văn cảnh cụ thể, thông qua cách hiểu bằng vốn sống và kinh nghiệm của người bản ngữ, ví dụ:
  + Ông nói , bà nói vịt
   + Đầu voi đuôi chuột.
 - Còn có cặp từ phủ định tuyệt đối, có tính chất phủ định lẫn nhau ví dụ: Sống – chết, chiến tranh- hòa bình... và cặp từ trái nghĩa tương đối, không phủ định lẫn nhau, ví dụ: yêu- ghét, cao- thấp
 10. Ghi nhớ 1:
 - Slide 22:

 GV: Các em thân mến! Các em đã tìm hiểu phần thứ nhất thế nào là từ trái nghĩa thông qua một số bài tập các em cần nắm chắc nội dung chính sau:
  - Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
  - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
 * Lưu ý: Khi xét các cặp từ trái nghĩa phải dựa trên một cơ sở, một tiêu chí chung.
11. II. Cách sử dụng từ trái nghĩa.
  - Slide: 23:
 GV: Các em đã biết được thế nào là từ trái nghĩa vậy sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng như thế nào chúng ta cùng đi tìm hiểu phần II. Cách sử dụng từ trái nghĩa.
 12. Tìm hiểu tác dụng của từ trái nghĩa
  - Side 24:
   GV: Các em đọc lại hai văn bản “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” và “ cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”, các cặp từ trái nghĩa có tác dụng gì.
 - Side 25:
- Slide 26:
 GV: Trong hai bài thơ tác giả sử dụng có hiệu quả về cặp từ trái nghĩa tạo phép đối trong câu thơ  khái quát quãng đời xa quê, nêu cảnh ngộ biệt li của tác giả, giúp cho câu thơ nhịp nhàng, cân xứng. Bộc lộ nỗi nhớ quê hương, tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ

  - Slide 27:
 GV : Từ trái nghĩa được sử dụng trong rất nhiều thành ngữ và nó tạo ra hình tượng tương phản để hiểu rõ hơn các em cùng làm bài tập sau.
 
 - - Slide 28 :
- Slide 29 :
  GV : Như vậy qua tìm hiểu bài tập 6,7,8 chúng ta có thể rút ra ghi nhớ :  Từ trái nghĩa được sử dụng trong các thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

 
13. Mở rộng nâng cao.
 - Side 30 :
 GV : Các em thân mến ! các nhà thơ, nhà văn thường sử dụng các cặp từ trái nghĩa để biểu đạt tư tưởng, tình cảm của nhà thơ như nhà thơ Tố Hữu viết :
Thiếu tất cả ta rất giàu dũng khí
Sống chẳng cúi đầu chết vẫn ung dung.
Giặc muốn ta nô lệ ta lại hoá anh hùng
Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo
 - Trong ca dao, tục ngữ thường sử dụng nhiều từ trái nghĩa ví dụ :
Dòng sông bên lở bên bồi
Bên lở thì đục bên bồi thì trong
  - Ngoài ra, người ta có thể lợi dụng hiện tượng từ trái nghĩa để chơi chữ, các em sẽ được tìm hiểu cụ thể hơn ở tiết sau.
14. Kết luận.
 - Slide 31 :
 GV : Như vậy các em đã đi tìm hiểu và nắm được khái niệm về từ trái nghĩa và cách sử dụng từ trái nghĩa. Khi sử dụng từ trái nghĩa thì sử dụng từ chính xác, tránh được sai sót do hiện tượng loại suy không đúng dắn. Có thể nói giá cao, giá hạ thì được trình độ cao đi đôi với trình độ thấp chứ không phải là trình độ hạ. Nếu chúng ta khéo sử sụng từ trái nghĩa thì sẽ làm cho lời ăn tiếng nói sinh động hơn, cuốn hút hơn.
 16. Luyện tập
 - Slide 32 : 
 GV : Chúng ta vừa đi tìm hiểu hai nội dung của bài học để khắc sâu kiến thức chúng ta cùng đi tìm hiểu phần III. Luyện tập.
   - Side 33 :
 GV :  Với bài tập 1 các em hãy đọc kĩ và làm ra giấy, sau đó đối chiếu với đáp án.

   - Side 34 :  Đáp án bài tập 1


   - Side 35 :   Bài tập 2.
   - Side 36 :   Bài tập 3.
   - Side 37 :  Điểm cho các bài tập.
   - Side 38 :  Bài tập 4 : Viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa.
GV : Về hình thức : yêu cầu các em viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ trái nghĩa.Về nội dung : Nói về tình cảm quê hương. Cô sẽ cung cấp cho các em một số hình ảnh về quê hương và dựa vào thực tế cuộc sống hàng ngày các em hãy viết đoạn văn theo yêu cầu.

 
17. Củng cố
 GV : Để củng cố các kiến thức lí thuyết cô mời các em làm bài tập củng cố đuổi hình bắt chữ . các em quan sát tranh và tìm các thành ngữ có sử dụng các cặp từ trái nghĩa tương ứng và viết kết quả vào khung.
- Side 39,40,41,42,43 : 
 + Đầu voi đuôi chuột
 + Lá lành đùm lá rách :
  - Lên voi xuống chó :


 - Ông nói bà nói vịt.

 + Xanh vỏ đỏ lòng

18. Lời kết.
 - Slide 44 :
 GV : Các em thân mến ! Qua bài học hôm nay các em cần nắm chắc các nội dung :
 - Thế nào là từ trái nghĩa ?
 - Sử dụng từ trái nghĩa như thế nào ?
 - Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì ?
 - Tìm các cặp từ trái nghĩa được sử dụng để tạo hiệu quả diễn đạt trong một số văn bản đã học
 - Đọc và chuẩn bị bài : Từ dồng âm
    Cô rất mong sau bài học này các em biết cách sử dụng từ trái nghĩa  vào lời nói, bài viết  để thêm sinh động. Cô chúc các em thành công !
 19. Lời chào.
 - Slide 45 :
20. Tài liệu tham khảo.
 - slide 46 :





No comments:

Post a Comment

Tiết 142 - Văn bản: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI ( dạy học theo PTNL HS)

  Ngày soạn:      /03/2019            Ngày giảng   9A:      /03/2019                                9B:      /03/...