Sunday, July 21, 2019

Tiết 142 - Văn bản: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI ( dạy học theo PTNL HS)

 Ngày soạn:     /03/2019

          Ngày giảng  9A:     /03/2019
                              9B:     /03/2019


Tiết 142 - Văn bản:  
 NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
(Tiếp)
                                                                                 Lê Minh Khuê
 I. MỤC TIÊU
   1. Kiến thức.
     Hiểu những nét chung và riêng trong tính cách của ba cô gái thanh niên xung phong. Tiếp tục cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cuộc sống, chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của 3 cô thanh niên xung phong trên cao điểm trên đường Trường Sơn thời kì chống Mĩ. Thấy được nét đặc sắc trong cách kể chuyện, tả nhân vật (tâm lí, ngôn ngữ) của tác giả.
   2. Kĩ năng.
    Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm truyện.
  3. Thái độ.
     Giáo dục học sinh lòng cảm phục, biết ơn, tự hào về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
  4. Năng lực cần đạt
  - NLC: NL hợp tác, NL tự học
 - NLCB: NL cảm thụ thẩm mĩ
 II. CHUẨN BỊ
     1. Giáo viên:. Nghiên cứu,  soạn giảng.
     2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
II. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
     1. Các hoạt động đầu giờ
      Kiểm tra bài cũ:  ( không)
        * Vào  bài: (5’)
        - Tiết trước chúng ta đã thấy được hoàn cảnh sống, chiến đấu và công việc vô cùng khó khăn nguy hiểm của ba cô gái thanh niên xung phong tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa.
          ? Qua phần đọc và phân tích văn bản ở tiết 1 các em cho cô biết những cảm nhận của mình về nhân vật chị Thao, Nho và Phương Định?
          - Cá nhân HS tự nêu cảm nhận của mình về các nhân vật ( dũng cảm, hồn nhiên...)
         - GV dẫn dắt vào bài: Đó là cảm nhận ban đầu của các em về ba cô gái vậy để giúp các em  hiểu được được vẻ đẹp tâm hồn và thế giới nội tâm của ba cô thanh niên xung phong , chúng ta cùng đi tìm hiểu tiếp ND của bài.
       2.  Nội dung bài học.




 II. Phân tích
  2. Những nét chung và riêng trong tính cách của ba cô gái.
- Mục tiêu: Hiểu những nét chung và riêng trong tính cách của ba cô gái thanh niên xung phong. Tiếp tục cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cuộc sống, chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của 3 cô thanh niên xung phong trên cao điểm trên đường Trường Sơn thời kì chống Mĩ. Thấy được nét đặc sắc trong cách kể chuyện, tả nhân vật (tâm lí, ngôn ngữ) của tác giả.
 
a. Phẩm chất chung của ba cô gái ( 9’)
GV: Họ là những cô gái trẻ, cá tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau, nhưng đều có những phẩm chất chung của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở chiến trường để tìm hiểu xem ba cô gái có những điểm chung gì, các em sẽ thự hiện nhiệm vụ sau:
 GV chiếu yêu cầu, giao nhiệm vụ y/c hs thảo luận nhóm 8 nhóm ( 3 bàn trên là 1 nhóm, 2 bàn dưới làm 1 nhóm -> Theo dãy)
 - Thời gian TL: 4’
 - Các nhóm TL
- GV gọi 2 nhóm lên treo SP -> cử 2 nhóm trưởng lên bảng chấm KQ so với KQ trên màn chiếu -> Y/c 6 nhóm còn lại tự chấm điểm.
- GV NX, đánh giá, tuyên dương.

PHIẾU HỌC TẬP
Nối cột  A với cột B để thấy được những chi tiết thể hiện phẩm chất chung của ba cô thanh niên xung phong
A
Chi tiết
Nối
B
Thể hiện phẩm chất chung của ba cô thanh niên xung phong

Điểm
( Mỗi ý đúng được 2,5 điểm
1. Việc của chúng tôi ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom... Còn chúng tôi chạy lên cao điểm cả ban ngày...  ( SGK/114)
1.....d
a. Hay xúc động, nhiều mộng mơ, dễ vui, dễ buồn, thích làm đẹp cho cuộc sống.

2. Thần chết không phải là một tay thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột quả bom... đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp... máy bay rít, bom nổ, dưới đất rung, khói lên và cửa hang bị che mất... “Tôi một quả bom trên đồi. Nho hai quả dưới lòng đường. Chị Thao một quả dưới cái chân hầm ba – ri – e cũ”. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần... Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể... liệu mìn có nổ, bom có nổ không? 
                                                               ( SGK/114,115,117,118)
2......c
b. Tình đồng đội gắn bó keo sơn.

3. – Phương Định thích ngồi bó gối mơ màng và thích hát, thích ngắm mình trong gương.
- Chị Thao thích tỉa lông mày thích hát và chép bài hát
- Nho thích thêu hoa ở dưới gối
- Khi cơn mưa đá đến cả Phương Định, Chị Thao, Nho đều vui mừng.
                                        ( SGK/ 115,119, 120)
3.....a
c. Lòng dũng cảm, sẵn sàng hi sinh, không quản ngại khó khăn, nguy hiểm.

4. - Phương Định bồn chồn, lo lắng khi chờ chị Thao và Nho đi trinh sát trên cao điểm.
- Chị Thao vấp ngã, tôi đỡ chị. Nhưng chị vùng ra... chị kéo luôn tay tôi, sà xuống mô đất...
- Nho, bị thương ở chỗ nào? Bị ở đâu, em?
 Chị nghẹn ngào, không nước mắt. Tôi moi đất bế Nho đặt lên đùi mình. Máu túa ra từ cánh tay Nho, túa ra, ngấm vào đất.
- Phương Định, chị Thao chăm sóc Nho khi Nho bị thương        ( SGK/118,119)

4......b
d. Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao.


GV chốt KT ( y/c hS về nhà lưu phiếu học tập cá nhân vào vở)
      Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
        Lòng dũng cảm, sẵn sàng hi sinh, không quản ngại khó khăn, nguy hiểm.
        Hay xúc động, nhiều mộng mơ, dễ vui, dễ buồn, thích làm đẹp cho cuộc sống.
        Tình đồng đội gắn bó keo sơn.

? Hãy nêu nhận xét về phẩm chất của 3 cô gái?
- Cá nhân HS trả lời: Là phẩm chất cao đẹp, hồn nhiên
- GVNX, BS
Chốt KT:  Là những phẩm chất vừa cao đẹp, vừa giản dị, lạc quan, hồn nhiên.

GV: Đó cũng là phẩm chất của tuổi trẻ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Trong những phẩm chất chung đó các cô gái vẫn bộc lộ những cá tính riêng, vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu những nét riêng của từng cô gái.
 b. Nét riêng của ba cô gái. ( 21’)

 - GV: Chiếu yêu cầu -> giao cho hs HĐ cặp đôi, Cặp ba-> đọc thông tin trên màn chiếu và xem lại vở soạn văn thảo luận và trả lời các câu hỏi.
 - Y/c HS lấy phiếu học tập và hoàn thiện nội dung câu hỏi ( câu 1 điền tiếp nội dung).






                 Câu 1: Tìm chi tiết miêu tả về ba cô gái
Chị Thao

Nho

Phương Định
(Đọc thông tin:
a. Hành động ( Đọc thông tin : “ Chị Thao móc bánh bích quy trong túi......... cương quyết, táo bạo – SGK/111);
+ Móc bánh nhai                                   
+ Bình tĩnh đến phát bực                                       + Chui vào hang, bình thản, mệt lả và cáu kỉnh.                                  
+  Cương quyết, táo bạo

b. Hành động:
+ Nhận nhiệm vụ phá bom
+Bị thương nhưng không khóc.
+ Vui sướng khi thấy mưa đá


a. Xuất thân:
 - Là con gái Hà Nội
b. Sở thích ( Đọc câu văn “ Áo lót của chị” đến “ tỉa nhỏ như cái tăm” – SGK/115;  đoạn văn “ Chị Thao hát” đến  lời tôi tự bịa ra nữa” – SGK/119)
........................................................
b. Sở thích ( Đoạn văn: “Nho vừa tắm ở dưới suối lên” đến “dính đầy cát, chảy nước” – SGK/117)

.................................................
b. Ngoại hình ( Đoạn văn “ Tôi là cô gái Hà Nội” đến “  có cái nhìn sao mà xa xăm”

.....................................

c. yếu điểm: (Đọc câu văn “ Những khi biết rằng” đến “ mặt tái mét” – SGK/115

.......................................................
a. Hình dáng ( Đoạn văn : “ Nho chống tay về đằng sau” đến “một que kem trắng” – Trang 117)
...........................................


b. Sở thích, tính tình:
......................................
.....................................
.....................................
Câu 2. Qua các chi tiết trên giúp em cảm nhận được gì về nhân vật chị Thao?
.......................................................... .........................................................


 Câu 2.  Qua các miêu tả về hành động, sở thích, hình dáng, tư thế của Nho giúp em cảm nhận Nho là một cô gái như thế nào?
...........................................
c. Biểu hiện và suy nghĩ của Phương Định đối với các anh bộ đội  ( đoạn văn “  Tôi không săn sóc... có ngôi sao trên mũ” – SGK/115)
......................................


Câu 2: Qua các chi tiết về xuất thân, ngoại hình, sở thích, tính tình của Phương Định cho em cảm nhận được gì về Phương Định?
.......................... .........................................
 - GV chọn  phiếu của  một cặp đôi treo kết quả, các cặp đôi khác tự KT, BS theo KQ chữa trên bảng.
 - GV chữa bài  NX theo từng Nhân vật và  chốt kiến thức.
 - Các cặp đôi khác NX, BS theo từng nhân vật.
 * Dự kiến câu trả lời:

Chị Thao

a. Hành động ( Đọc thông tin : “ Chị Thao móc bánh bích quy trong túi......... cương quyết, táo bạo – SGK/111);
 -  Móc bánh nhai
- Bình tĩnh đến phát bực
-  Chui vào hang, bình thản, mệt lả và cáu kỉnh.
-  Cương quyết, táo bạo


b. Sở thích ( Đọc câu văn “ Áo lót của chị” đến “ tỉa nhỏ như cái tăm” – SGK/115;  đoạn văn “ Chị Thao hát” đến  lời tôi tự bịa ra nữa” – SGK/119)
 - Tỉa lông mày
- Áo lót thêu chỉ màu
- Thích hát, chép bài hát

c. yếu điểm: (Đọc câu văn “ Những khi biết rằng” đến “ mặt tái mét” – SGK/115
- Sợ máu, sợ vắt

  Câu 2. Qua các chi tiết trên giúp em cảm nhận được gì về nhân vật chị Thao?
 - Can đảm, thích làm đẹp.......................

GV chốt KT:
 * Chị Thao: Can đảm trong công việc, mềm yếu trong tình cảm.

GV: Chị Thao là người lớn tuổi hơn cả trong 3 chị em có trách nhiệm quyền hạn cao ( tổ trưởng) là con gái hị cũng thích làm duyên dù trong hoàn cảnh khốc liệt
  Của chiến trường. Trong công việc chị là bình tĩnh sáng suốt, can đảm dường như không khốc liệt nào làm chị hoang mang.

 GV: Ngôi sao sáng thứ 2 tỏa sáng trên bầu trời đó là nhân vật Nho.

Nho
a. Hành động:
 -  Nhận nhiệm vụ phá bom ( hai quả bom dưới lòng đường).
 - Bị thương nhưng không khóc.                                                 Dũng cảm
 - Vui sướng khi thấy mưa đá  => hồn nhiên
b. Sở thích ( Đoạn văn: “Nho vừa tắm ở dưới suối lên” đến “dính đầy cát, chảy nước” – SGK/117)
 - Thích ăn kẹo
- Thích thêu hoa lòe loẹt ở gối
c. Hình dáng ( Đoạn văn : “ Nho chống tay về đằng sau” đến “một que kem trắng” – Trang 117)
- Chống tay ngả ra sau
- Cái cổ tròn
- Trông nó nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng
 Câu 2.  Qua các miêu tả về hành động, sở thích, hình dáng, tư thế của Nho giúp em cảm nhận Nho là một cô gái như thế nào?
- Hồn nhiên và nhiều mơ ước.

GV chốt KT:
 * Nho: Là cô gái hồn nhiên và nhiều mơ ước
GV: Nho là cô gái nhiều mơ ước đó là ước mơ trở thành cầu thủ bóng chuyền. Nhân vật Nho là người mộc mạc, dũng cảm khi phá bom và bị thương cô không khóc.

GV: Ngôi sao tỏa sáng nhất trên bầu trời đó là Phương Định, là nhân vật kể chuyện và đồng thời là nhân vật trung tâm của câu chuyện chúng ta cùng tìm hiểu những nét tính cách của cô.

Phương Định

a. Xuất thân:
 - Là con gái Hà Nội
b. Ngoại hình ( Đoạn văn “ Tôi là cô gái Hà Nội” đến “  có cái nhìn sao mà xa xăm”- SGk/115)
- Là một cô gái khá ( xinh đẹp).
- Hai bím tóc dày, tương đối mềm.
- Cái cổ cao như đài hoa loa kèn.           Nhạy cảm, quan tâm đến hình thức.
- Mắt nhìn xa xăm.
c. Sở thích, tính tình ( Đoạn văn “ Bây giờ là buổi trưa...  bò ra mà cười một mình” – SGK/114,115; “ Tôi thích nhiều bài.......... phải lấy giọng thật trầm” – SGK/119)
- Thích hát
- Thích ngồi bó gối mơ màng ( mơ mộng)

d. Biểu hiện và suy nghĩ của Phương Định đối với các anh bộ đội  ( đoạn văn “  Tôi không săn sóc... có ngôi sao trên mũ” – SGK/115)
- Biểu hiện: không săn sóc vồn vã, thường đứng ra xa, khoanh tay trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt.
 - Suy nghĩ: Những người đẹp nhất, thông minh, can đẩm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ
=> bộc lộ tình cảm kín đáo
Câu 2: Qua các chi tiết về xuất thân, ngoại hình, sở thích, tính tình của Phương Định cho em cảm nhận được gì về Phương Định?
  Là cô gái Hà Nội trẻ trung, xinh đẹp, nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng, bộc lộ tình cảm kín đáo.

GV chốt KT:
 * Phương Định:
       Là cô gái Hà Nội trẻ trung, xinh đẹp, nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng, bộc lộ tình cảm kín đáo.

   GV: Cô biết được nhiều người, nhất là các anh lính để ý và có thiện cảm. Điều đó cô rất vui và tự hào nhưng cô chưa dành tình cảm cho một ai. Nhạy cảm nhưng cô lại không hay biểu lộ tình cảm của mình, tỏ ra kín đáo trước đám đông, tưởng như kiêu kì.

 GV chiếu: Nhiệm vụ của ba cô TNXP là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom đây là công việc nguy hiểm. vậy tâm trạng của Phương Định trong một lần phá bom như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu ND tiếp theo.

 GV: Chiếu y/c -> Y/c HS HĐ cá nhân đọc thông tin, suy nghĩ trả lời câu hỏi
    Đọc đoạn văn “ Vắng lặng đến phát sợ ...  cát lạo xạo trong miệng” SGK/ 117, 118 suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau:

  Câu 1: Khi đến gần quả bom thì Phương Định có hành động và suy nghĩ gì?
  Câu 2: Khi đào đất dưới quả bom Phương Định có hành động và tâm trạng như thế nào?
  Câu 3:  Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn ( chú ý vào các câu văn)
  - Cá nhân HS trả lời, NX, BS.
 - GVNX, BS, đánh giá, tuyên dương
 * Dự kiến câu trả lời:
  Câu 1: Khi đến gần quả bom thì Phương Định có hành động và suy nghĩ gì?
      - Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa, không đi khom
  Câu 2: Khi đào đất dưới quả bom Phương Định có hành động và tâm trạng như thế nào?
        - Đất rắn, lưỡi xẻng chạm vào quả bom, một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt... rùng mình... bỏ quả bom nóng...  bỏ gói thuốc mìn, châm ngòi...nép vào bức tường...nhìn đồng hồ, tim đập không rõ....có nghĩ đến cái chết... cái chết khá mờ nhạt.
  Câu 3:  Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn ( chú ý vào các câu văn)
- Câu văn ngắn, nhịp nhanh -> tạo không khí khẩn trương trong CT
- Miêu tả tâm lí: hồi hộp, căng thẳng.
 GV chốt:
       Khi phá bom với tinh thần quả cảm, có trách nhiệm cao.
GV: Tâm lí Phương Định khi phá bom được tả rất tỉ mỉ, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong một giây. Mặc dù rất quen công việc này nhưng mỗi lần bắt đầu là một lần thử thách với thần kinh cho đến từng cảm giác . Tâm trạng hồi hộp, căng thẳng kề bên cái chết im lìm đáng sợ.
GV: Đoạn văn ( SGK/ 118,119) khi Nho bị thương, Phương Định chăm sóc ân cần, chu đáo còn cho ta biết thêm phẩm chất của Phương Định đó là luôn gắn bó với đồng đội.
 GV chốt KT:  Luôn gắn bó với đồng đội.


 GV chiếu Y/c:
  HĐCN: Đọc thông tin ( chữ nhỏ trong văn bản – SGK/ 119,120 ) và trả lời câu hỏi:
   - Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá!
   - Chạy ra, vui thích cuống cuồng
   - Mưa tạnh... tôi thẫn thờ, tiếc nuối.
 - Nhớ mẹ, nhớ cửa sổ, những ngôi sao to trên bầu trời... con đường, hoa trong công viên... tiếng rao của bà bán xôi.

  Câu 1:  Qua các chi tiết trên cho thấy Phương Định còn là cô gái như thế nào?
 A.  Có tâm hồn trong sáng, tình cảm sâu sắc với gia đình, quê hương, khao khát một cuộc sống bình yên.
 B.  Cô không quan tâm đến tính mạng của mình, chỉ nghĩ đến có gỡ được bom không.
C. Cô là một cô gái thành phố nhưng mong muốn mặc quân phục vì cho đó là bộ đồ đẹp nhất
Câu 2: Theo em ý nào thể hiện đúng nhất về phẩm chất của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
A. Dũng cảm
B. Không quản gian khổ, cách sống lạc quan, lãng mạn, giàu tình cảm, yêu thương đồng đội.
C. Luôn yêu mến, quan tâm đến đồng đội.
- Cá nhân HS trả lời, NX, BS.
- GVNX, BS, đánh giá.
- GVNX, đánh giá, tuyên dương
 * Dự kiến câu trả lời:  Đáp án đúng: A, B
  GV chốt KT:  ( Đa ( A) BT trắc nghiệm)
       Có tâm hồn trong sáng, tình cảm sâu sắc với gia đình, quê hương, khao khát một cuộc sống bình yên.
 GV: NX cảm nhận về 3 cô TN xung phong của HS ở đầu tiết học.
 III.  Tổng kết ( 5’)
- Mục tiêu: Khái quát được những đặc sắc về Nt và ND của văn bản.
? Qua phân tích văn bản trong hai tiết của bài em hãy khái quát lại những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản?
 - Cá nhân HS trả lời, NX, BS.
 - GVNX, đánh giá.
- GV chiếu NT, ND của bài -> Y/c HS lưu vào vở.
1. Nghệ thuật
    Sử dụng ngôi kể thứ nhất, lựa chọn nhân vật người kể chuyện đồng thời là nhân vật trong chuyện.
    Cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung.  Thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
2. Nội dung
      Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời  kì kháng chiến chống Mĩ.
 * Ghi nhớ: SGK/ 122
GV chiếu hình ảnh giới thiệu những ảnh hưởng  cuộc chiến tranh của đế quốc Mĩ với môi trường Việt Nam.

 3. Củng cố, luyện tập ( 3’)
  - GV khái quát nội dung kiến thức của bài
 * Dự kiến câu hỏi thêm ( nếu còn TG).
    Câu 1 Em hãy tìm thêm những bài thơ viết về thế hệ hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
      - Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật); Khoảng trời và hố bom ( Lâm Thị Mĩ Dạ), Gửi em cô thanh niên xung phong (           ); Nhật kí Đặng Thùy Trâm
   Câu 2: Em hiểu thế nào về nhan đề “ Những ngôi sao xa xôi” ?
   - Những ngôi sao xa xôi là ánh sáng tỏa ra từ tâm hồn cao đẹp, những phẩm chất đáng quý của các cô gái thanh niên xung phong.
    Những ngôi sao xa xôi còn là hình ảnh những ngôi sao có thật: Ngôi sao trên mũ người lính, ngôi sao trên bầu trời, ngôi sao trên lá cờ Tổ quốc... Đó là giá trị thiêng liêng mà họ nguyện cống hiến và hi sinh cả cuộc đời để giữ.
   Những ngôi sao xa xôi có lẽ còn là chân trời khát vọng về cuộc sống bình yên, không tiếng súng.
 d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 2’)
- Học thuộc ND bài.
 - Tìm thêm một số bài thơ, hát, truyện viết về các cô gái thanh niên xung phong.
 - Chuẩn bị tiết tiếp theo: Tổng kết văn bản nhật dụng
 + Thống kê tên các văn bản nhật dụng từ lớp 6 đến lớp 9.


Tiết 142 - Văn bản: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI ( dạy học theo PTNL HS)

  Ngày soạn:      /03/2019            Ngày giảng   9A:      /03/2019                                9B:      /03/...